1.1.20

Review sách Tự Truyện Andrew Carnegie

Tự Truyện Andrew Carnegie

Tác giả: Andrew Carnegie

Review sách:
Tự truyện Andrew Carnegie – Từ cậu bé nghèo khó trở thành tỷ phú thép giàu nhất nước Mỹ

Cuốn sách là tiểu sử tự thuật của một trong số những gương doanh nhân thành đạt nhất của nước Mỹ, đồng thời là người bác ái, đóng góp nhiểu của cải tài sản cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Andrew Carnegie – con người đã làm ra số lượng của cải khổng lồ – lại là người không quan niệm tiền bạc như là mục tiêu duy nhất của cuộc sống. Trong cả cuộc đời, ông tìm kiếm tri thức và giá trị chứ không chỉ tìm kiếm tiền bạc. Tri thức có được từ việc đọc sách và học tập cho thấy một giá trị thật sự, một cuộc sống tốt là cuộc sống thực sự cởi mở, chỉ tiền bạc thôi thì chỉ là một cuộc đời vô nghĩa. Carnegie cho rằng cách đầu tư tốt nhất là chọn lấy một ngành, học hỏi về ngành đó và đầu tư vào công việc của mình chính.

Andrew Carnegie là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland, “cha đẻ” của ngành sản xuất thép và được ngưỡng mộ qua tấm lòng bác ái khi ông dành phần lớn gia sản của mình cho việc từ thiện. Ông cũng chính là người truyền dạy những “nguyên tắc thành công” cho Napoleon Hill – Tác giả Think and Grow Rich.
Andrew Carnegie (25 tháng 11 năm 1835- 11 tháng 8 năm 1919) là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland và được mệnh danh là Vua Thép. Ông là người giàu thứ 3 trong lịch sử thế giới. Ông là người đã góp phần làm cho ngành công nghiệp sản xuất thép của Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19.
Carnegie được sinh ra tại thị trấn Dunfermline, Scotland, và di trú tới Hoa Kỳ năm 1858. Từ những công việc đầu tiên là công nhân sản xuất ống chỉ, thợ thông nhà xí tới nhân viên đưa tin. Cuối cùng ông mở ra công ty thép Carnegie, sau đó sát nhập với công ty thép Elbert H. Gary’s Federal và vài công ty nhỏ khác để trở thành U.S. Steel – một trong những công ty thép lớn nhất trên thế giới. Với tài sản từ việc kinh doanh thép mang lại, ông tiếp tục xây dựng nên các công ty lớn khác về tài chính và cả về hoạt động xã hội đặc biệt là trong giáo dục như Carnegie Hall, Carnegie Corporation of New York, Carnegie Endowment for International Peace, Viện Carnegie ở Washington, Đại học Carnegie Mellon và Bảo tàng Carnegie ở Pittsburgh.
Carnegie dành một khoản tiền lớn để xây dựng nhiều thư viện, trường học, trường đại học ở Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada và những quốc gia khác và quỹ hưu trí cho cựu nhân viên về hưu. Theo tạp chí tài chính Forbes, tới năm 2007 tài sản của ông là 298,3 tỉ USD, và ông được coi là người giàu thứ 3 trong lịch sử sau John D. Rockefeller và Mansa Musa.
Ông đã kiếm được những khoản tiền khổng lồ từ ngành công nghiệp sản xuất thép. Những năm 70 của thế kỷ 19, ông sáng lập công ty thép Carnegie và tới những năm 90, công ty trở thành doanh nghiệp lớn nhất và lợi nhuận cao nhất trong ngành công nghiệp. Năm 1901, ông bán công ty cho J.P. Morgan với giá 480 triệu USD. Sau đó ông dành phần đời còn lại hoạt động cho công tác xã hội đặc biệt là thư viện, từ thiện, hòa bình thế giới, giáo dục và nghiên cứu khoa học.
Trong cuốn sách nổi tiếng “Think and Grow Rich” của Napoleon Hill. Napoleon Hill đã luôn khiêm tốn không nhắc lại về phi vụ thành công chói lọi tại Alabama, ngược lại ông chỉ nhớ về lần gặp mặt với tỷ phú Andrew Carnegie tại New York. Và theo lời kể lại của Napoleon Hill mà chúng ta ngày nay thấy trong những cuốn sách của ông, Andrew Carnegie chính là người đã truyền lại bí kíp về những ‘nguyên tắc thành công’. Hill còn nhớ như in nhiệm vụ mà Andrew Carnegie giao cho ông, nhiệm vụ trong 20 năm sau đó là viết về những bí quyết thành công của những người vĩ đại như Thomas Edison, Henry Ford, Alexander Graham Bell. Vì đây là một sứ mệnh cao cả nên Hill sẽ không nhận được hỗ trợ tài chính từ Carnegie.
Dưới đây là 4 bài học từ Andrew Carnegie:
1. Bạn chỉ cần biết những gì cần phải biết
Hiểu được những điều cần phải biết cho công việc cũng quan trọng như hiểu những gì mà bạn không cần phải biết. Trong cuốn tự truyện của mình, Carnegie lưu ý rằng, “Tôi không hiểu máy móc chạy bằng hơi nước, nhưng tôi cố gắng hiểu một cơ chế còn phức tạp hơn nhiều, đó chính là con người”.
Là cựu sinh viên học về bản tính của con người, Carnegie nổi tiếng với sự hiểu biết làm thế nào để kết hợp các nguồn nhân lực cần thiết nhằm tạo ra các sản phẩm tuyệt vời.
Bằng việc khai thác và nhìn nhận tài năng của người khác, bạn có thể tham gia vào các cơ hội kinh doanh mà bạn chưa hẳn đã biết. Sự nghiệp của Carnegie là minh họa thuyết phục cho bài học về kỹ năng để thành công của doanh nhân, đó là cần xác định những gì họ cần biết về công việc của mình và những gì họ không cần phải biết.

2. Chỉ sản xuất những gì tốt nhất
Phần lớn thành công của Carnegie đến từ khả năng vượt qua những công việc khó khăn và cống hiến toàn bộ năng lượng cho công việc của mình.
Trong kinh doanh, điều đó có nghĩa là bạn phải đảm bảo rằng những sản phẩm hay dịch vụ bạn làm ra đều tuyệt vời, khách hàng hài lòng và nhân viên vui vẻ phục vụ hiệu quả. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp đối phó với sự cạnh tranh cũng như giúp bạn mở rộng quy mô và khai thác các cơ hội. Khi bạn tự hào về công việc của mình, bạn sẽ càng làm việc hiệu quả hơn.
Carnegie luôn nỗ lực để tạo ra sự minh bạch trong quản lý của tất cả các nhà máy công nghiệp của ông. Ông giữ chúng thật trật tự, sạch sẽ và luôn chào đón thanh tra chính phủ.

3. Tập trung vào chỉ một thứ
“Tôi tin rằng con đường đúng để đạt được thành công xuất sắc ở bất kể ngành nào là trở thành người thông thạo trong ngành đó. Tôi không tin vào việc phung phí nguồn lực vào quá nhiều thứ. Và theo kinh nghiệm, tôi hiếm khi, nếu không nói là chưa bao giờ, gặp một người đàn ông thành công xuất sắc trong việc kiếm tiền mà lại quan tâm đến quá nhiều thứ. Còn đối với bản thân tôi, quyết định của tôi đã được đưa ra từ sớm. Tôi tập trung vào sản xuất thép và sẽ trở thành bậc thầy trong lĩnh vực này”, trích từ cuốn tiểu sử của Andrew Carnegie.
Nếu năng lượng của bạn bị phân tán, bạn sẽ khó có thể cạnh tranh với những người khác đang tập trung.
Bên cạnh đó, Carnegie còn gợi ý nơi mà bạn nên đầu tư: “Lời khuyên của tôi dành cho những thanh thiếu niên là không chỉ dành thời gian và quan tâm chỉ một việc, mà nên bỏ vốn của mình vào đó”.

4. Hãy thành thật quan tâm đến người khác
“Tôi tin rằng cách phòng ngừa tranh cãi tốt nhất là công nhận khả năng và dành sự quan tâm chân thành đến người khác cũng như vui mừng trong sự thành công của họ… Không có hành động tốt nào lại bị cho là vô ích. Ngay cả đến giờ này, tôi thỉnh thoảng gặp những người đàn ông mà tôi đã quên và họ nhắc lại những sự quan tâm nho nhỏ mà tôi đã dành cho họ”, Carnegie viết trong cuốn tự truyện của mình.

Ngoài việc xây dựng một tình bạn với các đối tác để thúc đẩy các mối quan hệ làm ăn, Carnegie cũng rất chú trọng trong các mối quan hệ với nhân viên của mình. Nhiều trong số các cuộc đình công của nhân viên đã được ông xoa dịu thông qua các buổi gặp gỡ, trò chuyện, lắng nghe những khiếu nại của họ.
Carnegie luôn tìm kiếm những mối quan hệ tốt với các nhân viên và thường thưởng cho nhân viên thứ mà họ muốn khi họ hoàn thành tốt công việc.

Nhận xét về cuốn sách:
“Không có câu chuyện nào tương tự như Nghìn lẻ một đêm kỳ diệu bằng câu chuyện về một cậu bé người Scotland nghèo khó đặt chân lên đất Mỹ và từng bước một vượt qua khó khan, thử thách để cuối cùng chiến thắng và trở thành ông trùm ngành thép, xây dựng nên ngành công nghiệp khổng lồ, tích lũy được một gia tài to lớn và sau này đã tự nguyện tặng toàn bộ số tài sản đó vì mục tiêu khai sang và tiến độ của nhân loại.” – John C.Van Dyke – Giáo sư trường Rutgers

Câu chuyện của Andrew Carnegie bắt đầu với chuyến đi của cậu bé 13 tuổi từ Dunfermline đến New York rồi làm việc vất vả với mức lương 2 đô – la một tuần tại một nhà máy sản xuất vải ở thành phố Allegheny, bang Pennsylvania. Với lối kể chuyện gần gũi, tự nhiêu, cuốn sách kể lại chi tiết, hấp dẫn cả về cuộc đời, tình yêu và những bước đường sự nghiệp của người đàn ông được mệnh danh là “nhà tư bản giàu lòng nhân ái.” – Cecelia Tichi – Giáo sư trường Vanderbilt, Anh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.