1.1.20

Tóm tắt sách Năng Đoạn Kim Cương

Năng Đoạn Kim Cương

Tác giả: Geshe Michael Roach

Cuốn sách này là một câu chuyện về tác giả đã xây dựng đơn vị kim cương lại tại Andin International như thế nào khi sử dụng những nguyên tắc được thu thập từ trí tuệ xưa cổ của Phật giáo, từ cái không có gì thành một hoạt động khắp thế giới sinh nhiều triệu đô la mỗi năm.
Phần lớn những quyết định và chính sách trong đơn vị của Tác giả trong suốt thời gian tác giả giữ chức Phó Chủ tịch đều được suy động bỏi những nguyên tắc mà bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách này.

Cuốn sách vạch rõ 3 bước để đạt được sự thịnh vượng đó bao gồm:
– Nguyên tắc 1: Làm ra tiền – thế giới của tiềm năng và các dấu ấn trong tâm.
Việc kinh doanh phải thành công: Tức là nó phải tạo ra tiền. Có một sự tin tưởng phổ biến tại Mỹ và tại các nước Phương Tây rằng thành đạt, làm ra tiền, một cách nào đó, là một sai lầm đối với những ai đang nỗ lực có một cuộc sống tâm linh. Trong Phật giáo, dù tiền bạc tự nó không phải là xấu, thực ra, một người có nhiều tiền bạc có thể làm được nhiều việc thiện trên đời này hơn là không có nó. Vấn đề chính là chúng ta làm ra tiền bằng cách nào, chúng ta có hiểu được tiền phát sinh từ đâu không và làm sao để tiền tiếp tục đến và chúng ta có giữ được một thái độ lành mạnh về tiền hay không.

– Nguyên tắc 2: Thọ hưởng tiền bạc hay điều ngự thân tâm – Bí quyết để đạt được sự thịnh vượng bên trong bằng cách đạt được sự cân bằng giữa thân và tâm, sức khỏe thể chất và tinh thần.
Chúng ta nên hưởng thụ tiền bạc, tức là chúng ta cần phải học cách giữ cho tinh thần và thân thể của chúng ta được lành mạnh trong khi chúng ta làm ra tiền. Hoạt động tạo ra tài sản không được làm cho chúng ta quá mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần đến nỗi chúng ta không thể hưởng thụ được tài sản. Một doanh nhân tàn phá sức khoẻ khi kinh doanh tức là làm tiêu tan mục đích thực sự của việc kinh doanh.

– Nguyên tắc 3: Nhìn lại và biết rằng thế là đủ – Tìm thấy suối nguồn thực sự của thịnh vượng và nhìn lại để hiểu rằng tất cả những cố gắng của bạn đã đạt được 1 ý nghĩa nào đó.
Bạn phải quay nhìn lại cho được sự nghiệp kinh doanh của bạn, cuối cùng và thành thật mà nói rằng bao năm làm kinh doanh của bạn đã có một ý nghĩa nào đó.

Thực hiện các nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: Làm ra tiền
– Geshe Michael Roach đã vận dụng trí tuệ từ Kinh Năng Đoạn Kim Cương (hay Kinh Kim Cang) của Đức Phật trong việc quản lý doanh nghiệp và làm ra tiền. Cái hay của tác giả là dùng cách nói dễ hiểu gần gũi cho những thuật ngữ Phật giáo và nêu ra cách giải quyết từ căn nguyên của 46 vần đề kinh doanh cụ thể cho chúng ta tham khảo.
– Chúng ta hiểu nguyên lý kinh doanh thành công trong các chương 4 – Tiềm năng trong mọi việc, Chương 5 – Những nguyên tắc sử dụng tiềm năng và Chương 6 – Sử dụng tiềm năng. Sau đó chúng ta được tham khảo các ví dụ ứng dụng giải quyết 46 vấn đề kinh doanh trong Chương 7 – Những tương quan hay những vấn đề chung trong kinh doanh và giải quyết thực sự. Cuối cùng “Chương 8 – Hành động của sự thật “ sẽ hướng dẫn chúng ta theo dõi xuyên suốt các dấu ấn hành động của chính mình bằng quyển sổ sáu thời.
– Tóm lại, tác giả giải thích nguyên lý của sự thành công trong cuộc sống và doanh nghiệp khi chúng ta hiểu biết rõ cũng như vận dụng kiên trì ba phương tiện:
– Tiềm năng mọi sự việc (hay Tính Không)
– Dấu ấn trong tâm (hay nghiệp – karma)
– Sự tương quan (hay luật nhân quả)

“Cái cách mà chính thực tế, chính cái sự kiện thành công hay thất bại trong kinh doanh, bị điều khiển bởi những dấu ấn mà chúng ta đã đặt vào trong tâm của chính chúng ta, bởi điều tốt hay điều xấu mà chúng ta làm đối với những người xung quanh chúng ta trong suốt một ngày làm việc. Thế là bạn có thể hoạch định khá rõ cái tương lai của chính bạn, và nó xảy ra đúng theo cách bạn muốn”
– Nếu hiểu rằng cái cách dấu ấn trong tâm ta vận hành trong trường của mọi khả năng tuân theo sự tương tác (luật nhân quả) quyết định cuộc đời đi về đâu thì điều tối quan trọng là phải theo dõi nó hằng ngày. Chúng ta được hướng dẫn phương pháp tundruk – cuốn sổ sáu thời/hoặc 03 thời (Chương 8 – Hạnh phúc của sự thật).
Một ngày chúng ta chia thành sáu khoảng thời gian với các mốc 8g – 10g – 12g – 15g – 17g – 19g hoặc 03 thời sáng – trưa – tối. Theo đó chúng ta kiên trì quán sát các dấu ấn thiện lành và dấu ấn bất thiện bằng cách dừng lại vài phút ghi chép lại vào các mốc thời điểm trong cuốn sổ sáu thời.
Có 3 ghi chú quan trọng chúng ta cần ghi nhận lại:
– Dấu (+) cho mỗi dấu ấn tốt thiện lành (dù nhỏ nhất) do chúng ta nghĩ, nói hay làm
– Dấu (-) cho mỗi dấu ấn bất thiện (dù nhỏ nhất) mà chúng ta đã gieo.
– Cuối cùng chúng ta ghi (Làm) cho một hành động cụ thể nhưng khiêm tốn để nhắc bạn tiếp tục gieo các dấu ấn tốt lành.

Nguyên tắc 2: Thọ hưởng tiền tài hay điều ngự thân tâm
– Sau đây là các nguyên tắc mà tác giả đề ra để giúp chúng ta giữ thân tâm lành mạnh trong khi làm ra tiền và thọ hưởng tiền bạc:
– Khởi đầu ngày mới bằng thời gian tĩnh lặng (Chương 9)
– Bảo vệ, chăm sóc cái tâm khỏi “thảm trạng tâm linh” (Chương 10)
– Làm mới bản thân và phát huy sự sáng tạo dài lâu: Nguyên tắc Vòng tròn Hằng tuần và Vòng tròn Rừng cây (Chương 11)
– Chuyển các vấn đề thành cơ hội – Tính không của các vấn đề (Chương 12)

Nguyên tắc 3: Nhìn lại và biết rằng thế là đủ
– Chúng ta làm ra của cải và thọ hưởng chúng trong sự cân bằng thân tâm. Rồi giờ đây chúng ta cùng nhìn lại cuộc đời từ điểm-cuối-cùng-không-thể-tránh-được, và tự hỏi mình nó có xứng đáng không?. Chúng ta hãy tạo nên cuộc đời, công việc kinh doanh có ý nghĩa và đem lại lợi lạc từ việc thực hành “Thiền quán về cái chết”. Chúng ta nên bước vào văn phòng mỗi buổi sáng với câu hỏi “Nếu đêm nay ta sẽ chết thì ta có trải qua ngày cuối cùng như thế này không?” (Chương 13)
– Vậy ý nghĩa tối hậu hay điều gì thực sự là có ý nghĩa? Đó là trở thành “vị chiến thánh” muốn đưa mọi chúng sanh đến hạnh phúc tối hậu. (Chương 14)
– Tác giả chỉ ra công cụ quản trị tối hậu tạo ý nghĩa cho cuộc đời và sự nghiệp chúng ta: “sự chuyển đổi giữa chính bạn và người khác” – nỗ lực chủ tâm làm việc vì điều tốt của ngững người xung quanh bạn nhiều như là bạn làm việc cho chính bạn. Có ba bước thực tập:
– Bước 1: Phương pháp Jampa: Tập cho thật tinh ý về những gì mà những người khác cần hay ưa thích nhờ đó mà bạn có thể cho họ những gì họ muốn nhất
– Bước 2: Thử đặt tâm bạn vào thân thể của người khác, và rồi hãy mở mắt bạn ra mà nhìn vào bạn rồi thấy những gì họ muốn ở bạn
– Bước 3: Thủ thuật dây thừng: chuyển đổi triệt để – bạn và người khác là một
– Với chương cuối cùng chúng ta cùng khảo sát về “Suối nguồn thực sự của thịnh vượng hay kinh tế học vô giới hạn”. Căn bản của Kinh tế học Vô giới hạn là sự hiểu biết về “Bố thí không ngừng ” và “một vị chiến thánh” là gì.
“Tài sản là một sự nhận thức (và do đó là một thực thể) được áp đặt vào bất cứ ai vốn đã thực sự có lòng quảng đại trong quá khứ. Do đó nó vốn sẵn có đối với tất cả mọi người “.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.