“Sự khác biệt giữa một người mơ mộng và một người có tầm nhìn là người mơ tưởng luôn nhắm mắt còn người có tầm nhìn thì luôn mở mắt.”
Martin Luther King
Quốc tịch: Mỹ
Ngày sinh: 15/1/1929
Ngày mất: 4/4/1968
Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Là một nhà hoạt động dân quyền, một mục sư, một trong những nhà lãnh đạo có tầm nhất lịch sử của Hoa Kì
Nhà hoạt động nhân quyền vĩ đại của nước Mỹ
Martin Luther King Jr. là mục sự - diễn giả - nhà lãnh đạo phong trào và nhà hoạt động dân quyền nổi bật nhất trong lịch sử, không chỉ đối với xã hội Mỹ, từ 1954 đến 1968 (khi ông bị ám sát).
Ông dấn thân tham gia sâu sắc vào công cuộc tranh đấu vì quyền công dân cho người Mỹ gốc Phi. King cam kết sẽ cải thiện hiện trạng để tạo ra một môi trường khi ông mường tượng, xấp xỉ tương lai cho một nước Mỹ mà trong đó mọi sắc dân – cụ thể giai đoạn ấy là người da trắng và da đen - có sự bình đẳng đích thực, điều mà Martin Luther King đã có dự cảm trước tất thảy.
Martin Luther King có đóng góp to lớn vào dân quyền - quyền dân sự. Ông là nhà lãnh đạo dân quyền và nhà hoạt động danh tiếng có ảnh hưởng to lớn đến xã hội Hoa Kỳ trong thập niên 1950 và 1960. Niềm tin mãnh liệt của ông vào phong trào phản kháng công khai bất bạo động đã gợi hứng, châm ngòi hoặc tiếp sức cho những phong trào về sau mà khó liệt kê ra.
Martin Luther King - chủ nhân Nobel Hoà Bình - là tiếng nói quan trọng nhất của phong trào đấu tranh cho dân quyền của công dân Mỹ, phong trào đòi quyền bình đẳng cho tất cả. King còn là một mục sư Tin Lành dòng Báp típ.
Mục sư King tham gia nhiều phong trào, hoạt động dân quyền nổi tiếng từ những năm 1950 đến 1960. King hoạt động dân sự hiệu quả vượt trội, lôi kéo được nhiều lãnh đạo chính trị, lần lần ông có sức mạnh lớn đủ để hiện thức hóa thay đổi hệ trọng.
King được cho là cá nhân nổi tiếng nhất liên quan đến hoạt động chính trị - xã hội dân quyền. Tiếng tăm King uy trấn nơi nơi, gây ảnh hưởng áp đảo kể từ sự kiện mang-tính-cột-mốc tẩy chay xe buýt Montgomery từ 1955 - 1956 cho mãi đến tháng 4/1968 - khi ông bị sát hại.
#Huyền Học
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.