7.1.20

Lão Tử - Người sáng lập Lão giáo



“Kẻ chiến thắng người khác là mạnh mẽ, kẻ chiến thắng chính mình là vĩ đại.”

Lão Tử

Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày sinh: 584 TCN
Ngày mất: 500 TCN
Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc. Lão Tử được coi là người viết Đạo đức kinh - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn,

Người sáng lập Lão giáo
Lão Tử (chữ Hán 老子 cũng được chuyển tự sang chữ La-tinh thành Lao Tzu, Lao Tse, Laotze, Laotsu và Hán Việt [một cách văn chương] là Thái sử Đam, hay đôi khi chỉ đơn giản là Lão Đam, là nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Hoa, sự tồn tại của ông trong thực tế lịch sử hiện vẫn đang còn là nghi vấn được tranh cãi. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỷ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc. Lão Tử chỉ để lại hậu thế duy nhất một cuốn kinh, đó là Đạo Đức kinh – cuốn sách vĩ đại của Đạo giáo – Đạo gia – Lão giáo – Lão Gia có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là khai tổ của Đạo giáo.
Trong các trường phái triết học phương Đông, có thể nói rằng tác phẩm Đạo Đức Kinh của Lão tử là ngắn gọn nhất, thâm sâu nhất. Thật vậy, chỉ với 81 đoạn thơ, Đạo Đức Kinh đã nêu lên toàn bộ các quy luật vận hành của vũ trụ, của xã hội và của đời sống con người. Chẳng hạn Lão tử nói:“Đạo khả đạo, phi thường đạo/ Danh khả danh, phi thường danh”; và về không – có.
Dịch nghĩa:
“Có với Không cùng sinh,
Khó và Dễ cùng thành,
Dài và Ngắn cùng hình,
...
Dùng vô vi mà xử sự,”
Đạo sanh một
Một sanh hai
Hai sanh ba
Ba sanh vạn vật
Trong vạn vật không vật nào mà không cõng Âm và bồng Dương
Nhân chỗ xung nhau mà hòa với nhau.
Những câu dẫn trên rõ ràng là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về nguồn gốc ra đời của vũ trụ. Đó là việc quản trị - vô trị (một đất nước, một tập đoàn, một công ty, gia đình hay chính mình). Như câu trên đã dẫn: “Trở lại là cái động của Đạo, yếu, mềm là cái dụng của Đạo”. Câu đầu nói về luật phản phục: Mọi vật đều phát triển theo một chu kỳ nhất định, mọi thứ đều quay về điểm xuất phát của nó với một hình thái khác. Câu thứ hai là nói ta không nên cản lại quy luật của tự nhiên, phải biết thuận theo đạo mà sống.
Đạo nhìn con người như một sinh linh bé nhỏ, dễ tổn thương trong vạn hữu, và Đạo gợi ý rằng, để tồn tại một cách tốt nhất, chúng ta cần sống hài hòa với tự nhiên, với các sinh linh và với nhau.
#Huyền Học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.