7.1.20

Immanuel Kant - Một trong những triết gia lớn nhất của thời kỳ cận đại

“Đọc sách không bằng suy ngẫm. Học trường không hơn được trường đời”

Immanuel Kant

Quốc tịch: Đức
Ngày sinh: 22/4/1724
Ngày mất: 12/2/1804
Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại : Một trong những triết gia lớn nhất của thời kỳ cận đại , của nền văn hóa tân tiến và của nhiều lĩnh vực nhân văn khác

Một trong những triết gia lớn nhất của thời kỳ cận đại
Immanuel Kant được xem là một trong những triết gia quan trọng nhất của nước Đức, hơn nữa là một trong những triết gia lớn nhất của thời kỳ cận đại , của nền văn hóa tân tiến và của nhiều lĩnh vực nhân văn khác. Kant nổi tiếng với "Triết học siêu nghiệm" – trường phái đã đưa triết học Đức bước vào một kỷ nguyên mới. "Danh tiếng của ông đã đẩy lùi những gì đi trước vào bóng tối và toả sáng lên trên những gì đi sau", như nhận xét của J. Hirschberger.
Triết lý đạo đức Kant là gì?
Trong trước tác quan trọngĐặt cơ sở Siêu hình học Đạo đức (1785; Grundlegung zur Metaphysik der Sitten; Anh ngữ: Groundwork of the Metaphysics of Morals), Kant phân tích chiếu xét đến từng "chân tơ kẽ tóc” về đạo nghĩa, phẩm hạnh - cùng những nan đề luân thường đạo lý. Hình ảnh tốt nhất để mô tả việc ông đề cao và vận dụng triệt để lý trí vào việc này có lẽ là hình ảnh người bác sỹ phẫu thuật trị bệnh cứu người bằng “lưỡi dao sắc lạnh với một trái tim nồng nàn”.
Trong dòng triết luận đậm đặc trí tuệ mạch lạc khúc chiết về đạo lý - Kant phát biểu, luận chứng: khi ai đó hành động, thì hành động đó phải và cần tuân theo một "luật lệ phổ quát" đến mức đã trở thành lề luật tâm thần-"phép tắc hoàn toàn"-mệnh lệnh thiêng liêng, hay "lẽ sống tối cao" (nghĩa gốc là "cách ngôn" hoặc có thể nói là “công lý tối cao” (thuật ngữ gốc: die Maxime). Theo đó cha đẻ môn triết siêu nghiệm chủ trương, một hành vi của ai đó chỉ và chỉ được coi là tử tế lương thiện nếu con người ta hướng hết tâm chú hết ý cho lẽ sống tối cao. Đến lượt nó, lẽ sống này lần lần mở đường tạo điều kiện, nuôi dưỡng cho các hành vitrở thành quy-luật-bao-trùm-tất-thảy. Quy luật phổ quát này, đến lượt mình, sẽ chi phối mọi ý ngôn hành của con người ta.
 Kant nổi tiếng với triết luận về phạm trù Lệnh thức tuyệt đối, hay đạo đức tối thượng (“Categorical Imperative”) – chuẩn mực, luật lệ, phép tắc, lề luật bắt buộc về đạo đức của mỗi cá nhân – chứ không phải của cộng đồng [ưa-xét-lại], “cộng đồng hoang dại” (chữ của Le Bon). Đó là khuôn mẫu luân lý trong mọi hoàn cảnh, trạng hu   ống – nó mang tính vô điều kiện và không phụ thuộc vào ý chí, khuynh hướng hay mục tiêu của mỗi người. Nó là mực thước bao trùm phải đặt lên hàng đầu như một phản xạ – phản xạ trải qua rèn luyện từ phản xạ có điều kiện (bằng óc lý trí, hữu thức) trở nên bản năng tức thì (thuộc óc trực giác, tiềm thức).
Nội dung phạm trù “Maxime” - 3 nguyên tắc đạo lý - của Kant là:
a) Nguyên tắc phổ quát–nguyên tắc đạo đức phải được coi là lề luật phủ trùm lên tất thảy lề luật, chi phối hành vi con người trong mọi hoàn cảnh, nghịch cảnh. Phải coi như không còn cơ hội nào nữa - không có ngoại lệ.
b) Hãy đối nhân xử thế như thể tha nhân đang sống trong ngày cuối. Kant chủ trương bạn không bao giờ được đối xử với người khác như một phương tiện. Và con người không được coi bản thân mình như một phương tiện. Điều đó là cơ sở cho bình đẳng.
c) Hãy hành xử như bạn đang sống ngày cuối cùng - ngày tận thế. Theo Kant, trong bất cứ nghịch cảnh nào thì con người cần có nhân tính, và tử tế.
Kant cho rằng tất cả các hành vi có lý trílà có thể suy luận ra có hay không có lý do thì cả 2 trường hợp, con người ta có lý do chính đáng để tin vào đạo đức, việc cần có triết lý và đạo đức – ngay cả những người tìm cách chứng minh trên đời không cần đạo đứcTừ triết luận đó, Kant lập luận: mọi người có cơ sở đạo lý như nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.