30.12.19

Những bí quyết "sống còn" để trở thành nhà lãnh đạo tài năng

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, người lãnh đạo cần cập nhật liên tục những tri thức để thay kịp xu hướng. Do vậy, kéo theo đó những yếu tố để trở thành người lãnh đạo tài năng cũng có nhiều đổi thay.
dam-nghi-dam-lam-truong-doanh-nhan-hbr

1. Dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm, không sợ mắc sai lầm
 

Muốn trở thành một người lãnh đạo, trước tiên bạn phải có tố chất của người ưa mạo hiểm, quyết đoán, dám mơ ước và đương đầu với thách thức. Không ai trở thành người thành công mà chưa từng thất bại. Thành công không đến một sớm một chiều, càng không đến với những kẻ không dám mơ ước, sợ hãi thất bại.
Nhìn lại 15 năm trước, khi Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Việt Thái – ông David Thái có ý tưởng kinh doanh café mang hương vị quốc tế bị bạn bè nghi ngờ và khuyên rằng không nên thử vì sẽ thất bại trong thị trường Việt Nam. Tuy vậy, ông David Thái vẫn cho ra đời Highlands Coffee và nhanh chóng thành công cho đến tận bây giờ.
Dám nghĩ, dám làm là tố chất đầu tiên của nhà lãnh đạo nhưng không phải là làm liều không có cơ sở và không có mục tiêu rõ ràng. Để có một quyết định đúng đắn, đạt được kết quả mong đợi, người lãnh đạo phải có một cảm quan tốt, đánh giá và dự báo được tình hình, cân nhắc được lợi hại của các quyết định và hiểu sâu sắc việc mình làm.
Theo chia sẻ của Chủ tịch Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng, trước khi lên ý tưởng hay quyết định làm một dự án mới, ông thường đến tận nơi để tham khảo. Với cách làm như vậy, kế hoạch của người lãnh đạo trở nên thực tế và chính xác hơn bao giờ hết.

2. Không ngừng học hỏi phát triển bản thân
 

Bất kể là nhân viên tầm dưới hay tầm trung đều mong muốn người lãnh đạo của mình phải là người có trình độ chuyên môn giỏi để mình có thể học tập và phát triển. Do vậy, người lãnh đạo được ví như một người thầy tạo dựng môi trường, chính sách, văn hóa để nhân sự học tập, phát triển từ bên trong. Người lãnh đạo phải luôn trau dồi tri thức và kỹ năng nghề nghiệp.
Với sự phát triển và thay đổi từng ngày của xã hội, qua việc không ngừng học hỏi, lãnh đạo sẽ tích lũy được nhiều kiến thức để kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp và theo kịp những thay đổi của thời đại.
hoc-hoi-truong-doanh-nhan-hbr
Tổng thống Mỹ, Harry Truman, đã từng nói: “Bạn không thể lãnh đạo người khác nếu chưa lãnh đạo được bản thân mình. Và điều đó chỉ có thể thực hiện được khi bạn đầu tư cho bản thân mình trước tiên.” Việc học gần như đã là bản năng với mỗi người lãnh đạo và là mảnh ghép lớn trong bức tranh toàn diện của nhà lãnh đạo giỏi.

3. Có tầm nhìn chiến lược
 

Tầm nhìn chiến lược là yếu tố không thể thiếu của một nhà lãnh đạo, nhà lãnh đạo không có tầm nhìn thì doanh nghiệp không thể phát triển và sớm bị đóng cửa. Tầm nhìn chiến lược của nhà lãnh đạo được định nghĩa là năng lực nhìn xa vào tương lai để có thể thiết lập một kế hoạch cho nó.
Việc xây dựng tầm nhìn chiến lược của một nhà lãnh đạo là quá trình hình thành thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch, và giải quyết vấn đề để chèo lái doanh nghiệp đi đến tương lai. Trong tổ chức doanh nghiệp, sứ mệnh được đặt ra như kim chỉ nam định hướng cho tổ chức hoạt động mỗi ngày, còn tầm nhìn được đưa ra như một định hướng dài hạn – các phương thức trên con đường hướng tới tương lai.
tam-nhin-chien-luoc-truong-doanh-nhan-hbr
Trong thời đại mới, việc biến đổi phát triển không ngừng của các xu hướng tiêu dùng cùng với cuộc chạy đua công nghệ thông tin, nhà lãnh đạo phải luôn nắm bắt được tình hình thực tế, trau dồi những kiến thức mới để có tầm nhìn chiến lược trong tương lai.
Warren Bennis và Burt Nanus (2007) đã viết: “Những người quản lý là những người hoàn thành đúng công việc được giao, còn người lãnh đạo là người lựa chọn thực hiện những điều đúng đắn.” Tầm nhìn chiến lược của nhà lãnh đạo cho thấy họ khác biệt với người quản lý, đưa doanh nghiệp một là giậm chân tại chỗ, hai là tiến lên phía trước.

4. Biết lắng nghe nhân viên
 

Một người lãnh đạo giỏi không chỉ thể hiện ở những thành tích trên giấy tờ mà còn thể hiện ở việc người lãnh đạo biết lắng nghe và thấu hiểu nhân viên. Nếu những yếu tố như: dám nghĩ, dám làm, không ngừng học hỏi phát triển bản thân và có tầm nhìn chiến lược là yếu tố cần  của một người lãnh đạo thì lắng nghe, thấu hiểu nhân viên là yếu tố đủ của một nhà lãnh đạo. Khi người lãnh đạo lắng nghe được những vấn đề nhân viên đang vướng mắc, đang gặp phải thì lãnh đạo sẽ có những biện pháp xử lý hiệu quả.
lang-nghe-nhan-vien-truong-doanh-nhan-hbr
Không ai muốn làm việc với một ông sếp luôn cho mình là số 1, không lắng nghe, không cho nhân viên đóng góp ý kiến. Phải làm việc với một ông sếp như vậy khiến nhân viên luôn stress, không thể tập trung trong công việc dẫn đến làm việc kém hiệu quả và không duy trì được sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Những yếu tố của người lãnh đạo cũng sẽ trở thành số 0 nếu không có sự hợp tác của nhân viên.

5. Biết giữ chân người tài
 

Biết giữ chân người tài là mục tiêu chiến lược bất cứ người lãnh đạo nào cần phải thực hiện trong quá trình quản lý nhân sự của mình. Bằng những cách khác nhau, hình thức khác nhau mà người lãnh đạo sẽ dùng những chính sách phúc lợi hay những ưu tiên để có thể giữ chân những nhân viên giỏi, tài năng ở lại doanh nghiệp. Việc giữ chân người tài cũng cho thấy người lãnh đạo có chiến lược lâu dài và bền vững với chính doanh nghiệp của mình.
giu-chan-nguoi-tai-truong-doanh-nhan-hbr
Theo cuộc khảo sát mới nhất về người lao động cho biết, 3 lý do lớn nhất khiến họ chuyển việc đó là: không có lộ trình thăng tiến rõ ràng, không có môi trường để phát triển, không được đào tạo đúng cách. Lãnh đạo tạo dựng được văn hóa doanh nghiệp để nhân sự có cơ hội học tập, phát triển khả năng hết sức có thể.
Khi tạo dựng được văn hóa doanh nghiệp cùng với sự cam kết và cống hiến của nhân viên, doanh nghiệp chắc chắn sẽ có những nhân tài cho sự phát triển bền vững cũng như sự mở rộng liên tục của doanh nghiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.