30.12.19

4 Bài học đắt giá nhà lãnh đạo không thể bỏ qua khi khởi nghiệp

Giai đoạn bắt đầu luôn khó khăn và áp lực đối với bất cứ nhà lãnh đạo nào khi xây dựng doanh nghiệp. Khởi nghiệp như thế nào để công việc được suôn sẻ, và nhanh chóng thành công chính là câu hỏi lớn nhất mà các nhà lãnh đạo hay đặt ra? 4 bài học đắt giá sau chính là chìa khóa thành công cho các nhà lãnh đạo trẻ.
4 bài học đắt giá nhà lãnh đạo không thể bỏ qua khi khởi nghiệp - Tony Dzung

1. Sáng suốt trong việc tuyển dụng nhân sự
 

Nhân sự đóng vai trò bắt buộc trong doanh nghiệp. Việc tìm kiếm được một danh sách nhân sự  tài năng không phải dễ dàng. Khi khởi nghiệp, các ứng viên sẽ có thể đến với công ty của bạn rất nhiều nhưng hầu hết số đó đều là những người ít kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường muốn học hỏi hoặc tìm một nơi để “trải nghiệm”. Bạn cũng có thể dễ dàng thuê người nhà của mình vào làm việc bởi những người đó không đòi hỏi bạn một khoản lương cao.
Nhân sự thì không thiếu nhưng khả năng làm việc và trình độ chuyên môn của họ sẽ không làm bạn “dám kỳ vọng quá cao”. Vì vậy, hãy sáng suốt trong việc tuyển dụng nhân sự để không làm tốn thời gian của hai bên.
Hãy thử học hỏi cách tuyển dụng của người nổi tiếng như Jack Ma – ông chủ của Tập đoàn Alibaba: ông tuyển dụng những người có nhiệt huyết, có đam mê với công việc và gắn bó lâu dài với công ty chứ không tuyển những người “chuyên gia”.
4 bài học đắt giá nhà lãnh đạo không thể bỏ qua khi khởi nghiệp
Tôi ghét những người đến với vai trò là chuyên gia, bởi sẽ không có chuyên gia nào trong tương lai cả, họ sẽ chỉ là chuyên gia của ngày hôm qua”.
-- Jack Ma --

Thay vì tiếp nhận những người tốt nhất và chuyên gia, Jack Ma sàng lọc những ứng viên sẵn sàng học hỏi và không sợ mắc sai lầm. Theo ông, nhiệt huyết và sự cống hiến cho doanh nghiệp là “background” chân thực nhất, hơn tất cả các thành tích được ghi trên giấy tờ.
Cách tuyển dụng nhân sự của Jack Ma hoàn toàn phù hợp với các doanh nghiệp mới. Khi tìm được những nhân viên nhiệt huyết và ham học hỏi như vậy, doanh nghiệp sẽ tự có những chính sách đào tạo và cam kết ràng buộc gắn bó lâu dài với công ty.

2. Quản lý dòng tiền
 

Rất nhiều doanh nghiệp mặc dù kiếm được hàng ngàn đô la vẫn bị phá sản. Nguyên do là không thể quản lý được dòng tiền. Doanh nghiệp khi mới được thành lập thường không để ý đến vấn đề này mà chỉ để ý lợi nhuận công ty thu được là bao nhiêu, cao hay thấp. Dòng tiền được thể hiện bởi con số số tiền chảy vào và số tiền ra khỏi doanh nghiệp.
Hầu hết các doanh nghiệp non trẻ quan tâm số tiền chảy vào mà không hề để tâm những con số phải chi ra cho doanh nghiệp. Những con số đó có thể là: thuế, tiền thuê văn phòng, lương và thưởng cho nhân viên. Theo thống kê, 82% doanh nghiệp khởi nghiệp bị phá sản đều do không kiểm soát được dòng tiền, kể cả khi con số thu về lên đến giá trị 12 con số.
Mỗi tháng, hãy lập ra một báo cáo về dòng tiền trong đó ghi chép đầy đủ doanh thu và số tiền phải chi ra cho doanh nghiệp. Như vậy, bạn mới có thể đánh giá chính xác các vấn đề của công ty để có phương án đưa ra phù hợp.

3. Khắc phục hội chứng “kẻ mạo danh”
 

Đứng trên cương vị nhà lãnh đạo, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp lực. Chính vì vậy, bạn sẽ luôn có cảm giác tự nghi ngờ, cảm thấy bất an hay cảm thấy mình bị lừa. Đó là hội chứng kẻ mạo danh mà các nhà cả các nhà lãnh đạo cấp cao và những người nổi tiếng trải qua. Bạn còn cảm thấy nghi ngờ  chính bản thân mình và luôn trong trạng thái “mình có làm được không?” “mình sẽ thất bại” “mình không đủ khả năng làm”,…
Đây cũng chính là giai đoạn khó khăn nhất của người lãnh đạo, đòi hỏi họ phải vượt qua. Khi vượt qua giai đoạn này - “vượt qua chính nỗi sợ hãi của mình” thì coi như người khởi nghiệp đã thành công một nửa.
4 bài học đắt giá nhà lãnh đạo không thể bỏ qua khi khởi nghiệp

4. Tích cực xây dựng mối quan hệ
 

Người ta vẫn hay nói: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, còn muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Câu nói ấy cũng được áp dụng trong văn hóa doanh nghiệp đặc biệt đối với người lãnh đạo. Thành công nhờ sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ nhưng không vì thế mà bạn tự khoác cho mình “vỏ bọc” không cần ai hỗ trợ, giúp đỡ. Trong kinh doanh, việc mở rộng mối quan hệ là vô cùng cần thiết. Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều từ những người đi trước có bề dày kinh nghiệm. Kết thân với những người giỏi còn giúp bạn tiến bộ rất nhanh.
Những mối quan hệ bạn xây dựng cũng có thể là quan hệ đối tác/khách hàng, càng nhiều đối tác chính tỏ doanh nghiệp của bạn càng có uy tín. Do đó, các nhà lãnh đạo thành công thường không có thời gian cho bản thân. Họ bận trong công việc, bận nuôi dưỡng các mối quan hệ kinh doanh ngoài thời gian làm việc.
Khi khởi nghiệp, các nhà lãnh đạo gặp không ít những khó khăn và đã từng nghĩ đến bỏ cuộc nhưng vượt qua được những khó khăn ban đầu đó bạn sẽ chứng minh được năng lực của bản thân và có định hướng rõ ràng hơn cho sự phát triển của công ty. “Đầu xuôi đuôi lọt” hãy ghi nhớ 4 bài học đáng giá trên để trở thành một ông chủ tài ba.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.