30.12.19

8 loại hình văn hóa doanh nghiệp đặc trưng bạn cần biết

Mỗi doanh nghiệp sẽ sở hữu một loại hình văn hóa đặc trưng, đó chính là giá trị khác biệt không tổ chức nào giống nhau, cũng không thể sao chép được của nhau. Dưới đây là 8 loại hình văn hóa doanh nghiệp đặc trưng trên toàn thế giới được Harvard Business Review phân loại theo 2 tiêu chí: sự tương tác giữa mọi người và khả năng phản ứng trước thay đổi.
Hình ảnh có liên quan

1. Quan tâm (Caring – culture)
 

Đặc trưng: Các mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa các thành viên trong tổ chức được xây duiwjng dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau. Doanh nghiệp hướng tới môi trường làm việc “hạnh phúc” thân thuộc, gắn bó. Nhân viên có tinh thần đồng đội cao và thoải mái khi làm việc.
Ưu điểm: tạo môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, giảm bớt căng thẳng và áp lực cho nhân viên. Nhân viên và lãnh đạo hiểu được mong muốn, nhu cầu của nhau từ đó giúp năng suất làm việc được nâng lên và chất lượng công việc cũng hiệu quả hơn.
Nhược điểm: Sự thoải mái, không gò bó sẽ dễ dẫn đến tình trạng một số nhân viên lười biếng và ỷ lại. Sự thân thiết đi kèm với tư duy cả nể. làm giảm tính cạnh tranh và dập tắt sự phát triển của cá nhân.

2. Mục tiêu (purpose – culture)
 

Đặc trưng: Đây là kiểu văn hóa doanh nghiệp được xây dựng trên những lý tưởng cao cả của người lãnh đạo. Nhân viên hướng sẽ là người thực thi những mục tiêu cao cả ấy như xây dựng cộng đồng bền vững, phát triển. Các tập đoàn lớn trên thế giới như Apple, Facebook, Google đang làm điều ấy.
Ưu điểm: Tầm nhìn và sứ mệnh được xác định rõ ràng, có định hướng, có mục tiêu. Nhân viên làm việc dựa theo những trên cơ sở nền tảng của những mục tiêu cao đẹp ấy. Do vậy, họ có khả năng trở thành người tử tế trong cả cuộc sống đời thường chứ không chỉ gói gọn trong môi trường doanh nghiệp.
Nhược điểm: Tập trung quá nhiều vào những lý tưởng dù cao đẹp nhưng có phần phi thực tế, khó thực hiện sẽ khiến doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội để phát triển. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp theo đuổi văn hóa này.
8-loai-hinh-van-hoa-doanh-nghiep-dac-trung-ban-can-biet

3. Tận hưởng (enjoyment – culture)
 

Đặc trưng: Làm việc theo kiểu tận hưởng có nghĩa là mọi người có xu hướng làm những gì họ cảm thấy yêu thích và hạnh phúc. Cả lãnh đạo và nhân viên đều tạo ra không khí sôi nổi, hào hứng.
Ưu điểm: Cũng tương tự như văn hóa quan tâm, nhân viên tại những tổ chức này sẽ cảm thấy mình luôn tràn đầy năng lượng, khí thế xung trận. Đầu óc họ được thoải mái tư duy, suy nghĩ để sáng tạo ra những ý tưởng độc đáo.
Nhược điểm: Đã là tự do, thoải mái thì rất khó kiểm soát. Không phải nhân viên nào cũng có ý thức và trách nhiệm với chính công việc của mình. Do đó, sự tận hưởng thái quá rất dễ dẫn đến tình trạng vô kỷ luật và nảy sinh rắc rối cho người quản lý.

4. Kết quả (results – culture)
 

Đặc trưng: Mục đích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là tập trung những con người phù hợp thực thi những mục tiêu, chính sách mà tổ chức đã đặt ra. Mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp là kiếm được tiền, tạo ra lợi nhuận. Do vậy thành tích và chiến thắng được thể hiện bằng những con số.
Ưu điểm: Người làm nhân sự những thời kỳ trước, tập trung vào các quy trình, quy định nội bộ. Còn trong thời kỳ 4.0, họ tập trung xây dựng hệ thống nhân viên tập trung vào kết quả kinh doanh. Nhân viên và lãnh đạo có chung động lực và mục tiêu làm việc. Họ biết được mình cần phải làm gì và làm như thế nào. Doanh nghiệp như có được một “động cơ công suất lớn” để tiến tới đích nhanh hơn.
Nhược điểm: Việc tập trung vào kết quả sẽ đi ngược lại ưu điểm của những văn hóa được kể trên. Nhân viên sẽ phải chịu nhiều áp lực thậm chí nảy sinh ra những suy nghĩ tiêu cực. Mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên cũng bị đe dọa, khi ai cũng muốn thành tích của mình hơn người khác.

5. Học tập (learning – culture)
 

Đặc trưng: Văn hóa học tập nhất định phải có nếu doanh nghiệp muốn phát triển, mở rộng quy mô và tồn tại lâu dài. Văn hoá này xuất phát từ người lãnh đạo. Lãnh đạo phải là người luôn đổi mới, sáng tạo và nâng chuẩn liên tục để nhân viên noi gương.
Ưu điểm: Doanh nghiệp đào tạo nhân sự nội bộ phát triển từ bên trong nên thu hút được nhiều người trẻ tài năng, nhiệt huyết và nhiều tham vọng. Các thành viên trong tổ chức được học hỏi, trau dồi lẫn nhau giúp họ tiến bộ và phát triển nhanh chóng.
Nhược điểm: Nếu chỉ dồn hết mọi nguồn lực cho việc nghiên cứu / khảo sát, doanh nghiệp có thể bị định hướng thiếu trọng tâm và không thể tận dụng được những lợi thế có sẵn.
8-loai-hinh-van-hoa-doanh-nghiep-dac-trung-ban-can-biet

6. Chuyên chế (authority – culture)
 

Đặc trưng: Nhân viên bị áp chế bởi sự kiểm soát mạnh mẽ từ phía nhà lãnh đạo. Mọi quyết định và đánh giá đều được xuất phát từ người đứng đầu. Các thành viên trong tổ chức có xu hướng cạnh tranh lẫn nhau và phấn đấu hết sức để đạt được lợi ích cá nhân của mình.
Ưu điểm: Nhanh chóng tìm ra được cách giải quyết mà không cần thông qua ý kiến của quá nhiều người.
Nhược điểm: Sự chuyên quyền và quyết định táo bạo có thể dẫn đến mâu thuẫn nội bộ, bất đồng quan điểm, không có tiếng nói chung. Khi đó, môi trường làm việc bị thiếu đi tính an toàn về mặt tâm lý, nhân viên luôn trong trạng thái đề phòng và sẵn sàng phản kháng.

7. An toàn (Safety – Culture)
 

Đặc trưng: Văn hóa an toàn nên được áp dụng tại đa số doanh nghiệp. Bởi “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nếu rủi ro và thách thức trong làm ăn kinh doanh là không tránh được thì ta nên có những kế hoạch và cách giải quyết được chuẩn bị sẵn sàng từ trước cho nó.
Ưu điểm: Nhân viên luôn cảm thấy mình được bảo vệ và an tâm làm việc, còn lãnh đạo luôn nhìn vào thực tế để đoán trước được tình hình tương lai. Doanh nghiệp sẽ đạt được những bước đi ổn định và bền vững, hạn chế tối đa những phát sinh ngoài ý muốn.
Nhược điểm: Lo lắng cho sự an toàn nhiều khi thành phản tác dụng khi ta cứ nghi ngờ không có niềm tin vào tình hình thực tế và lo quá xa cho tương lai.

8. Trật tự (order – culture)
 

Đặc trưng: Trong bất kỳ một tổ chức nào, sự quản lý tốt luôn là nền tảng vững chắc để phát triển những hoạt động về sau. Văn hóa doanh nghiệp trật tự được hiểu chính là sự kỷ luật, các quy tắc. luật lệ mà bất cứ ai là thành viên đều phải thực hiện kể cả là người đứng đầu.
Ưu điểm: Tạo nên một hệ thống quản lý chuẩn, dễ quản lý, dễ đánh giá. Nó cũng làm giảm thiểu các mâu thuẫn đồng thời tăng hiệu quả làm việc trong đội nhóm.
Nhược điểm: Sự kiểm soát quá chặt chẽ sẽ dẫn đến kìm hãm sự sáng tạo và phát triển của nhân viên. Nhân viên thường có cảm giác bị gò bó, ép buộc bởi những quy tắc, luật lệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.