Trong kinh doanh hay bất cứ lĩnh vực nào khác đều có rất nhiều “quy tắc ngầm” mà dường như đã trở thành chân lý đối với những người làm kinh doanh. Nhưng nếu cứ đi theo khuôn mẫu ấy thì chúng ta đâu thể tỏa sáng, sẽ cứ mãi vô hình trong đám đông mà thôi…
Nhìn lại những doanh nghiệp với khởi điểm khiêm tốn nhưng đã thay đổi cả thế giới như Apple, Google, Walt Disney, Mattel hay Amazon…chúng ta sẽ đều thấy, tất cả những doanh nghiệp này đều có một điểm chung, đó là sẵn sàng phá vỡ các quy tắc bị áp đặt và thử thách bản thân bằng những điều không ai dám làm.
Dưới đây là 7 quy tắc mà các doanh nghiệp đặc biệt là các bạn trẻ start-up nên tự tin loại bỏ khỏi suy nghĩ. Nó có thể phù hợp hoặc không, còn tùy thuộc vào sản phẩm dịch vụ và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Nhưng nó có ý nghĩa thực tế rất lớn và bạn chắc chắn nên tham khảo:
1. Nếu bạn giỏi thứ gì đó, đừng bao giờ làm nó miễn phí.
Nghe thì quả là hợp lý, chẳng ai muốn cho không hay thậm chí bán rẻ công sức của mình cả, nhưng có thể nguyên tắc này chỉ đúng đối với những doanh nghiệp lớn và đã có thành công vang rội. Còn đối với những bạn trẻ đang start-up, tại sao chúng ta lại không thể có một vài sản phẩm miễn phí, đây có thể là một hương thức hiệu quả để quảng cáo sản phẩm cũng như đưa thương hiệu của công ty đến với nhiều người hơn.
Chẳng hạn như bạn đang sở hữu một doanh nghiệp về chăm sóc và trị liệu da mặt, hãy mở dịch vụ soi da miễn phí cho khách hàng đã đăng ký trước trên Facebook và chỉ đưa ra những sản phẩm mất phí khi cảm thấy họ thực sự quan tâm và cần chữa trị. Bằng cách này, bạn không những thu hút được rất nhiều khách hàng mục tiêu mà còn tạo được hình ảnh tốt khi đặt nhu cầu của khách hàng lên đầu tiên.
2. Đừng kéo bạn bè hay gia đình vào chuyện kinh doanh.
Đây chắc chắn là 1 quy tắc không người làm kinh doanh nào chưa nghe qua, chủ yếu là đừng để người thân bạn bè can thiệp quá sâu vào việc kinh doanh của bạn, hay là đừng cộng tác kinh doanh cùng bạn bè và gia đình. Nhưng có thể bạn chưa biết, Apple được thành lập bởi Steve Jobs và Steve Wozniak, là 1 người bạn 6 năm của Steve Jobs; chuỗi cà phê Starbucks được thành lập bởi nhóm 3 người bạn học cùng Đại học với nhau, hay hãng xe phân khối lớn nổi tiếng Harley – Davidson là sự hợp tác giữa 2 anh em nhà Davidson và người bạn thân là William S. Harley thành lập nên…Thậm chí Mark Zuckerberg cũng đưa gia đình mình vào làm việc và sở hữu cổ phần tại Facebook…
Bởi thế, cái gì cũng có ngoại lệ. Hãy cứ làm việc và hợp tác với những người bạn cảm thấy phù hợp và họ thực sự có năng lực, đừng e rè bởi mối quan hệ của người đó với bạn.
3. Không bằng cấp thì không thể làm nên chuyện lớn.
Về câu chuyện không bằng cấp đã có quá nhiều nhân chứng sống, có thể kể đến là Bill Gates bỏ học tại Harvard để theo đuổi sự nghiệp riêng, Steve Jobs bỏ trường Đại học Mỹ thuật hàng đầu tại Mỹ để đi làm thiết kế video game…
Và điều này không có ý cổ xúy bạn nên bỏ học ngay lập tức để thực hiện những đam mê của mình. Vì điều nhấn mạnh ở đây là bằng cấp, chứ không phải là kiến thức, những tỷ phú nói trên bỏ trường chứ đâu bỏ học. Nhưng trong trường hợp bạn không thể hoàn thành hết chương trình học của mình hay không đủ điều kiện nhận bằng, thì đừng lo. Kiến thức đâu phải chỉ có từ trường học và sách vở, hãy luôn tự tin, cuộc đời sẽ dạy cho bạn nhiều thức thức có ích hơn rất nhiểu, chỉ cần bạn đam mê cống hiến với công việc thì bằng cấp sẽ là câu chuyện phù du.
4. Bạn còn quá trẻ để tự lập doanh nghiệp.
Đừng để tuổi tác quyết định cuộc đời bạn. Một khi đã đam mê và có một tư duy tập trung cao độ, thì tuổi tác có thực sự quan trọng?
Tuổi trẻ luôn có nhiều lợi thế: sự nhanh nhẹn, học hỏi nhanh, hòa đồng và cởi mở hơn trong tất cả mọi việc. Và ai mà chẳng biết, việc mạo hiểm trong kinh doanh luôn là bước đầu để chạm đến thành công. Đã có rất nhiều người mạo hiểm và trở nên thành công từ khi còn rất trẻ.
5. Không phải chiến dịch truyền thông xã hội nào cũng tốt cho doanh nghiệp của bạn.
Đọc xong nguyên tắc này mọi người sẽ nghĩ điều này quá hiển nhiên, lí gì phải xóa bỏ nó? Đúng như vậy, cuộc sống này không có cái gì tuyệt đối. Làm sao có thể đảm bảo rằng tất cả các chiến dịch social media (truyền thông xã hội) nào cũng đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn. Hơn nữa để đánh giá mức độ hiệu quả còn dựa trên rất nhiều các tiêu chí khác nhau…
Internet là một thế giới rộng lớn, chúng ta không thể lường trước được bất cứ điều gì. Trong 1 giây nó có thể lan truyền những điều xấu về chúng ta, nhưng ngược lại nó cũng có thể đem về hàng triệu những khách hàng tiềm năng. Theo đánh giá, truyền thông xã hội đang được đánh giá là phương tiện truyền thông hiệu quả nhất (tính theo mức chi phí và kết quả đem lại được), vì vậy đừng vì nguyên tắc trên mà sợ hãi. Hãy cứ tạo sự khác biệt, quảng cáo sản phẩm của bạn càng nhiều càng tốt, chắc chắn rằng bạn không để lỡ sự có mặt của mình trên bất kỳ một kênh truyền thông xã hội nào.
6. Nhất định phải lập kế hoạch cho những hoạt động liên tục.
Lập kế hoạch trước là điều rất tốt và thể hiện sự khoa học trong cách quản lý, giúp bạn vận hành doanh nghiệp 1 cách trơn tru và không bỏ sót bất cứ điều gì. Nhưng cứ ép buộc mọi việc phải đi theo một kế hoạch duy nhất lại đem đến rất nhiều hạn chế, bởi vì có những lúc bạn sẽ phải đưa ra kế hoạch nhanh chóng và độ hiệu quả sẽ không cao. Hoặc khi mọi chuyện đi lệch kế hoạch mà lại chưa có back up plan (kế hoạch dự phòng) thì sẽ rất lúng túng và không biết nên làm gì.
Vì vậy nên đổi mới và sáng tạo cho những hoạt động của doanh nghiệp mình, để mọi việc có thể trở nên linh hoạt và phù hợp. Hơn nữa điều này cũng giúp bạn tự rèn luyện cho mình khả năng giải quyết vấn đề rất tốt, bạn sẽ phải rất tập trung vào công việc chứ không thể chỉ hời hợt.
7. Theo dõi những hoạt động của đối thủ thành công hơn.
Điều này sẽ là tích cực nếu bạn chỉ theo dõi để tham khảo và để lập kế hoạch “vượt mặt” đối thủ. Nhưng nếu cứ theo dõi hoạt động của đối thủ để bắt chước và đi theo cách mà họ kinh doanh thì quả thực là 1 điều sai lầm và không bao giờ nên thực hiện. Nếu mình đã là đối thủ cạnh tranh thấp kém hơn họ, thì nên tìm mọi cách để thoát khỏi cái bóng ý.
Phải trở nên to lớn và mạnh mẽ hơn, bằng những cách riêng và độc đáo của riêng mình, đừng rập khuôn, nó sẽ tạo nên sự nhàm chán. Mới lạ và khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ sẽ là điểm cộng lớn trong tâm trí khách hàng. Phá vỡ định kiến và vượt ra khỏi vùng an toàn là những điều mà bạn nên làm. Doanh
nghiệp của bạn là tài sản riêng của chính bạn, đừng để bất cứ ai hay điều gì áp đặt lên nó 1 cách tiêu cực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.