1.1.20

Tóm tắt sách Dám Nghĩ Lớn

Giới thiệu sách:

Cuốn sách “Dám nghĩ lớn” giới thiệu đến bạn một phương pháp tư duy đơn giản nhưng hiệu quả đến kỳ diệu. Quyển sách này trình bày một cách sinh động và dễ hiểu tiến trình giúp bạn đạt được sự mãn nguyện cao nhất trong nghề nghiệp, trong cuộc sống gia đình và trong cộng đồng của bạn. Bạn không cần phải thông minh tuyệt đỉnh hay tài năng xuất chúng mới đạt được thành tích lớn lao, bạn chỉ cần rèn luyện và thực hành thường xuyên thói quen dám nghĩ lớn.
Về tác giả:
Tiến sĩ David Joseph Schwartz (23 tháng 3 năm 1927 – 6 tháng 12 năm 1987) là một nhà văn và huấn luyện viên động lực người Mỹ, nổi tiếng với tác giả The Magic of Thinking Big vào năm 1959.

Nội dung sách:
Chương 1 – Thành công bắt đầu từ niềm tin của bản thân
Niềm tin có thể giúp chúng ta làm được những điều tưởng chừng như không thể. Có niềm tin, chúng ta có thể làm được tất cả. Một niềm tin mãnh liệt sẽ thúc đẩy chúng ta suy nghĩ đến cùng để tìm ra phương hướng, phương tiện, phương pháp thực hiện.
Nếu không có niềm tin vững chắc vào khả năng con người du hành trong không gian, các nhà khoa học đã không thể có đủ lòng dũng cảm, niềm đam mê và sự nhiệt tình để biến điều đó thành sự thật. Chính niềm tin kiên định là động lực quan trọng dẫn đến sự ra đời của đường hầm biển Manche, một trong bảy kỳ quan của thế giới.
Nỗi lo lắng và thái độ không thực sự khao khát thành công là nguyên nhân dẫn đến hầu hết mọi thất bại. Thành công chỉ đến với những ai tin tưởng hoàn toàn vào chiến thắng sau cùng.
Mỗi cá nhân là sản phẩm từ ý chí của chính mình. Hãy luôn tin rằng mình là một trong số những người tài giỏi, thì mình sẽ suy nghĩ và hành động theo cách của người tài giỏi. Bạn phải luôn khai thông sức mạnh niềm tin của mình bằng cách:
Hãy luôn hướng tới thành công thay vì chỉ nghĩ đến thất bại. Mỗi ngày hãy tự nhắc nhở rằng bạn còn rất nhiều khả năng tiềm ẩn mà chính mình chưa khám phá hết được. Hãy nghĩ đến và tin tưởng vào những điều lớn lao và đừng bao giờ đánh giá thấp bản thân mình.

Hãy xem cuộc sống và những người xung quanh là “một phòng thí nghiệm” của bạn. Bạn hãy quan sát và thử nghiệm.
Bạn chính là nhà khoa học trong phòng thí nghiệm của mình. Biết cách quan sát, bạn sẽ học được nhiều bài học vô cùng giá trị. Từ những con người xung quanh bạn, bạn sẽ học được những bài học khác nhau, bài học thành công và bài học thất bại, bạn sẽ điều chỉnh và áp dụng cho bản thân mình.

Không một điều gì khác trong cuộc sống này giúp bạn trở nên thoải mái bằng những lúc bạn biết mình đang đi trên con đường dẫn đến thành công. Cũng trên con đường đó, không có một trở ngại nào khác lớn hơn chính là bản thân bạn.
Chương 2 – Căn bệnh “tự bào chữa” – mầm mống của thất bại
Những người không thành công luôn mắc phải một căn bệnh tinh thần – tạm gọi là căn bệnh “tự bào chữa”. Họ luôn viện dẫn rất nhiều lý do để bào chữa cho hiện trạng của mình. Khi đã tìm được lý do “hợp lý” để tự bào chữa, anh ta sẽ bám riết lấy nó để biện minh với chính bản thân mình và với những người xung quanh. Căn bệnh này thường biểu hiện qua việc đổ lỗi cho sức khỏe, trí tuệ, tuổi tác hay sự may rủi.
Nguyên cớ “sức khỏe không tốt” nhiều người thường dùng làm lời bào chữa cho sự thiếu trách nhiệm hoặc không thành công của mình. Trong thực tế cuộc sống, rất nhiều tấm gương của những người có vấn đề về sức khỏe thực sự, nhưng họ vẫn lạc quan và thành công. Vậy, việc đổ lỗi cho sức khỏe chỉ để biện hộ cho sự lười nhác của mình mà thôi. Loại vắc- xin tốt nhất chống lại bệnh này là hãy tránh nhắc đến sức khỏe của bạn. Thuốc giảm đau hiệu nghiệm nhất là thái độ lạc quan, sự mãn nguyện và lòng biết ơn về sức khỏe mà bạn hiện có.
Chứng bệnh tiếp theo là đổ lỗi cho trí lực. Khi nhắc đến năng lực trí tuệ, bạn hãy nhớ rằng, để giải quyết vấn đề thì cách bạn vận dụng trí thông minh quan trọng hơn nhiều so với lượng trí thông minh bạn có. Chỉ khi có lòng đam mê bạn mới có thể thực hiện công việc đến nơi đến chốn; thiếu sự đam mê, những người đặc biệt thông minh vẫn thất bại. Để trị căn bệnh này, bạn hãy sử dụng bộ não để tư duy và phát triển ý tưởng sáng tạo, cố tìm ra con đường mới hơn, hợp lý hơn, bất luận bạn làm công việc gì.
Cái cớ tuổi tác, “tôi đã quá già rồi” hoặc “tôi còn quá trẻ” người ta cũng thường dùng để đổ lỗi. Cái cớ này đã làm cho rất nhiều người để vuột mất những cơ hội quý giá. Hãy tự cứu mình ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực về tuổi tác. Khi bạn xua tan được những lo lắng tuổi già, bạn sẽ cảm nhận trong mình sức trẻ và niềm lạc quan vô tận. Sự ít tuổi chỉ trở thành trở ngại khi nào người trẻ tự ràng buộc mình vào mặc cảm như thế.
Chứng bệnh tiếp theo là đổ cho “sự may rủi”. Không bao giờ có một con đường thành công mà không cần nỗ lực. Hãy chấp nhận quy luật nhân quả. Sự thành đạt luôn phát xuất từ sự chuẩn bị, biết lên kế hoạch và có quyết tâm hướng tới thành công.
Chương 3 – Xây dựng sự tự tin và xóa bỏ nỗi sợ hãi
Mọi nỗi sợ hãi của con người đều do tâm lý mà ra. Nó ngăn cản bạn nắm bắt các cơ hội, làm cho sức khỏe suy giảm, sinh bệnh tật, giảm tuổi thọ, thiếu tự tin.
Để chữa trị tình trạng này, điều đầu tiên bạn cần làm là tập cho mình thói quen phát huy sự tự tin đến mức tối đa. Bạn hãy hiểu rõ rằng chỉ có hành động mới giúp ta chế ngự được nỗi sợ hãi. Mỗi khi bạn gặp khó khăn, hãy luôn giữ tinh thần thật vững vàng, sau đó hãy tự hỏi mình xem cần làm gì để chế ngự nỗi sợ hãi đó.
Sự sợ hãi những người xung quanh cũng là một chứng bệnh cũng rất đáng lo ngại. Để chế ngự nỗi sợ hãi này, bạn nên nhìn nhận con người bằng một thái độ thân thiện, vì con người có nhiều nét tương đồng hơn là khác biệt. Hãy luôn giữ thái độ cân bằng khi nhìn nhận, đánh giá người khác, dù chức vụ của họ có quan trọng đến đâu thì vẫn là một con người bình thường với mối quan tâm, khát vọng, sở thích và các vấn đề khác trong cuộc sống cũng như bạn mà thôi. Hãy tập cách thông cảm với người khác, hãy kiềm chế cơn tức giận của mình trong những tình huống vô lối.
Mọi người đều có khát vọng làm người tốt, do đó, đừng bao giờ đánh đổi lương tâm để đạt được sự thành công. Làm những việc tử tế khiến lương tâm thanh thản, tạo dựng được sự tự tin. Thay đổi hành động sẽ dẫn đến thay đổi thái độ, luôn nở nụ cười sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn; luôn ngẩng cao đầu sẽ khiến bạn thấy tự tin hơn.
Để thoát khỏi sự rụt rè, lấy lại tự tin khi tiếp xúc với người khác, bạn chỉ cần bắt tay người đối diện, nhìn thẳng vào mắt họ và chào hỏi thật chân thành.
Các bài tập giúp bạn tạo dựng niềm tự tin trong cuộc sống hàng ngày: Khi hội họp, mạnh dạn ngồi ở những hàng ghế đầu, giao tiếp bằng mắt, bước đi mạnh mẽ, mạnh dạn phát biểu ý kiến và luôn cười thật tươi.
Chương 3 – Xây dựng sự tự tin và xóa bỏ nỗi sợ hãi
Mọi nỗi sợ hãi của con người đều do tâm lý mà ra. Nó ngăn cản bạn nắm bắt các cơ hội, làm cho sức khỏe suy giảm, sinh bệnh tật, giảm tuổi thọ, thiếu tự tin.
Để chữa trị tình trạng này, điều đầu tiên bạn cần làm là tập cho mình thói quen phát huy sự tự tin đến mức tối đa. Bạn hãy hiểu rõ rằng chỉ có hành động mới giúp ta chế ngự được nỗi sợ hãi. Mỗi khi bạn gặp khó khăn, hãy luôn giữ tinh thần thật vững vàng, sau đó hãy tự hỏi mình xem cần làm gì để chế ngự nỗi sợ hãi đó.
Sự sợ hãi những người xung quanh cũng là một chứng bệnh cũng rất đáng lo ngại. Để chế ngự nỗi sợ hãi này, bạn nên nhìn nhận con người bằng một thái độ thân thiện, vì con người có nhiều nét tương đồng hơn là khác biệt. Hãy luôn giữ thái độ cân bằng khi nhìn nhận, đánh giá người khác, dù chức vụ của họ có quan trọng đến đâu thì vẫn là một con người bình thường với mối quan tâm, khát vọng, sở thích và các vấn đề khác trong cuộc sống cũng như bạn mà thôi. Hãy tập cách thông cảm với người khác, hãy kiềm chế cơn tức giận của mình trong những tình huống vô lối.
Mọi người đều có khát vọng làm người tốt, do đó, đừng bao giờ đánh đổi lương tâm để đạt được sự thành công. Làm những việc tử tế khiến lương tâm thanh thản, tạo dựng được sự tự tin. Thay đổi hành động sẽ dẫn đến thay đổi thái độ, luôn nở nụ cười sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn; luôn ngẩng cao đầu sẽ khiến bạn thấy tự tin hơn.
Để thoát khỏi sự rụt rè, lấy lại tự tin khi tiếp xúc với người khác, bạn chỉ cần bắt tay người đối diện, nhìn thẳng vào mắt họ và chào hỏi thật chân thành.
Các bài tập giúp bạn tạo dựng niềm tự tin trong cuộc sống hàng ngày: Khi hội họp, mạnh dạn ngồi ở những hàng ghế đầu, giao tiếp bằng mắt, bước đi mạnh mẽ, mạnh dạn phát biểu ý kiến và luôn cười thật tươi.
Chương 4 – Suy nghĩ đột phá
Ngày nay, các bạn trẻ có xu hướng an phận với mục tiêu nhỏ bé, có nghĩa là áp lực cạnh tranh một công việc đáng mơ ước giảm đi. Khi sự thành công là yếu tố được xem trọng thì người ta sẽ không đánh giá một người qua vẻ bề ngoài, bằng cấp, vị thế xã hội, mà qua khát vọng lớn lao muốn vươn tới. Thành quả cao đến đâu cũng phụ thuộc phần lớn vào mục tiêu xác lập lúc ban đầu.
Điểm yếu nhất của con người là tự ti, tự hạ thấp bản thân, lúc nào cũng cứ nghĩ như vậy thì giá trị nhân cách bị giảm thiểu. Bạn hãy suy nghĩ thật kỹ để tìm ra những điểm quý giá nhất của bạn và hãy nhận xét nó một cách khách quan, bạn sẽ thấy mình hơn rất nhiều người đã từng thành công. Vậy là bạn đáng giá hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Bạn hãy biết rằng, những người dám nghĩ lớn luôn tạo dựng chuỗi hình ảnh tiên phong, tích cực trong tâm trí mình và mọi người xung quanh bằng vốn từ ngữ phù hợp.
Cách phát triển vốn từ vựng của những người dám nghĩ lớn là luôn dùng những cụm từ tích cực, lạc quan để miêu tả những gì bạn cảm thấy, những cụm từ tươi sáng khi miêu tả những người khác, và từ ngữ tích cực để động viên khích lệ họ.
Hãy nhìn ra triển vọng trong tương lai, đừng nhìn vào những gì có trong hiện tại. Khả năng hoạch định tương lai sẽ khiến mọi thứ trở nên có giá trị hơn. Hãy tạo kỹ năng tạo thêm giá trị cho mọi sự vật, cho mọi người và cho bản thân.
Luôn tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất, đừng rơi vào vòng luẩn quẩn của những điều tầm thường. Hãy trở nên vĩ đại bằng cách nghĩ lớn.

Chương 5 – Suy nghĩ và mơ ước sáng tạo
Khi bạn tìm ra những cách thức mới mẻ, hợp lý và tiến bộ hơn để giải quyết một công việc nào đó đạt được hiệu quả hơn, đó là sự sáng tạo. Vậy ta phải làm gì để phát triển khả năng suy nghĩ sáng tạo của mình?
Để làm được bất cứ việc gì, trước tiên bạn phải tin việc đó có thể thực hiện được. Niềm tin đó sẽ tạo động lực cho trí não hoạt động, tìm ra hướng xử lý đúng đắn. Vì nếu bạn nghĩ việc gì đó là không thể, trí óc bạn sẽ hoạt động để chứng minh điều đó quá hiển nhiên là không thể. Vì vậy, đừng đưa ra lý lẽ bào chữa “xưa bày nay làm”, đừng mang tâm lý ngại thay đổi.
Con người không thể đạt được sự hoàn hảo tuyệt đối trong mọi công việc, nên bạn phải luôn hoan nghênh và sẵn sàng lĩnh hội ý tưởng mới. Hãy thử phá bỏ thói quen hằng ngày, xóa bỏ hoàn toàn tư tưởng “không thể” trong suy nghĩ, hãy liệt kê mọi lý lẽ để chứng tỏ bạn làm được việc đó.
“Khả năng” là một trạng thái tinh thần, những điều chúng ta làm được lớn lao đến đâu phụ cũng thuộc vào việc chúng ta tin tưởng bản thân mình đến mức nào. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm, những người thành công luôn biết lắng nghe, kẻ tầm thường chỉ biết nói.
Lắng nghe không có nghĩa là im lặng. Lắng nghe có nghĩa là “khơi kênh” cho dòng ý kiến của người khác ngấm vào tâm trí bạn. Sự khuyến khích từ những người khác là chất dinh dưỡng tuyệt vời cho tâm trí bạn sản sinh ý tưởng sáng tạo.
Ý tưởng mới có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, đừng để ý tưởng trôi mất, hãy ghi chép lại, liên hệ với những ý tưởng khác liên quan khi đã chín muồi, hãy định hình ý tưởng của bạn trên giấy, tìm cơ hội để làm cho ý tưởng thành hiện thực.
Chương 6 – Bạn nghĩ bạn là người thế nào, bạn sẽ như thế đó
Bạn suy nghĩ như thế nào, bạn sẽ hành động như thế đó; bạn hành động như thế nào, những người khác sẽ đối xử với bạn như thế đó. Cho nên, bạn đánh giá bản thân mình kém cỏi, bạn hành động như người kém cỏi, người xung quanh sẽ đánh giá bạn như một kẻ kém cỏi. Để trở nên quan trọng, chúng ta phải nghĩ rằng mình quan trọng, thực sự nghĩ như vậy, khi đó người khác cũng sẽ nghĩ như vậy.
Cho nên, bạn phải thể hiện sự quan trọng qua vẻ bề ngoài của bạn vì vẻ bề ngoài cũng biết nói. Hãy sử dụng trang phục như một công cụ giúp bạn củng cố tinh thần và xây dựng sự tự tin, bạn sẽ có sự tích cực trong cảm giác và suy nghĩ của mình. Mọi người sẽ đánh giá bạn qua vẻ bề ngoài vì đó là ấn tượng đầu tiên, ấn tượng đầu tiên thường tồn tại rất lâu.
Hãy tôn trọng cách ăn mặc của bạn.

Hãy nghĩ công việc của bạn là quan trọng, tầm suy nghĩ về nghề nghiệp nói lên tiềm năng, sự đam mê dẫn đến hành động, năng lực và trọng trách của một con người. Suy nghĩ tích cực, nhiệt tình, bạn sẽ trở nên nhiệt tình với công việc và sự nhiệt tình ấy sẽ được đền đáp.
Hãy tự tặng cho mình những lời động viên nhiều lần mỗi ngày. Trước khi bạn tiếp xúc, giao dịch với ai, bạn hãy tự khen mình là người bặt thiệp, tế nhị, xuất sắc, chắc chắn bạn sẽ đạt kết quả tốt, và đúng như vậy.
Hãy nâng tầm suy nghĩ của bạn, hãy nghĩ theo cách của những người quan trọng. Nâng tầm suy nghĩ sẽ giúp bạn nâng tầm hành động để đi đến thành công. Hãy tự hỏi bản thân: “Đấy có phải là cách một người quan trọng vẫn làm hay không?”. Sau đó, hãy làm theo câu trả lời đúng.
Chương 7 – Kiểm soát môi trường xung quanh, phấn đấu trở thành người giỏi nhất
Mỗi chúng ta là sản phẩm của môi trường xung quanh, với vô số thứ ảnh hưởng đến suy nghĩ, thái độ, tính cách của bạn.
Nếu bạn lớn lên ở một quốc gia khác, bạn đã trở thành một người khác. Có mối quan hệ lâu dài với những người xung quanh, bạn sẽ ảnh hưởng đến nếp nghĩ của họ.

Thuở thiếu niên, ai cũng đặt ra cho mình những mục tiêu cao đẹp, to tát. Nhưng trước khi đạt đến độ tuổi để có thể hành động hướng tới những mục tiêu đó, có vô số thế lực quanh ta đã cản trở và ảnh hưởng đến ta. Cuối cùng chúng biến ta thành một trong ba nhóm người:
Một – Nhóm người đầu hàng hoàn toàn, không tin mình có những yếu tố để thành đạt. Hai – Nhóm người đầu hàng một phần, dù có thông minh, tài giỏi nhưng họ vẫn chọn cách sống mờ nhạt qua ngày, ngại đứng lên và cố gắng. Ba – Nhóm người không bao giờ đầu hàng, họ luôn thấy cuộc sống thật thú vị, đầy sự kích thích và quý giá, họ thích từng cuộc đọ sức mới với những thử thách để cuộc sống có đầy đủ ý nghĩa.
Để là một người của nhóm thứ ba, bạn phải đấu tranh chống lại những cản trở từ môi trường xung quanh. Đừng để những người suy nghĩ tiêu cực phá hỏng kế hoạch tiến tới thành công của bạn. Những người thường bảo “không thể” là những người tầm thường trong sự nghiệp.
Hãy luôn cảnh giác. Bạn chỉ tìm lời khuyên từ những người bạn biết rõ mà thôi, những người có uy tín, vui vẻ, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Hãy luôn trong tâm trạng thoải mái. Tham gia vào những nhóm bạn mới để khám phá những điều mới mẻ và thú vị. Tránh những câu chuyện ngồi lê đôi mách. Hãy luôn đi đầu trong mọi việc.
Chương 8 – Thái độ đúng đắn – “đồng minh” của sự thành công
Bạn có thể đọc được suy nghĩ của bất cứ người nào xung quanh bạn qua cảm giác, thái độ của anh ta với công việc. Có thái độ đúng đắn, năng lực sẽ được phát huy tối đa. Thái độ thực sự tạo nên điều khác biệt. Có thái độ đúng đắn, sẽ dễ dàng vươn tới thành công.
Trước hết, phát triển thái độ “tôi đã sẵn sàng”. Để khích lệ người khác, làm cho họ trở nên hăng hái thì trước tiên, bản thân bạn phải cảm thấy hăng hái, nhiệt tình. Để có được lòng nhiệt huyết thì hãy tìm hiểu kỹ lưỡng công việc bạn sẽ làm, sau đó, hãy thổi hồn vào những việc bạn đang làm. Thổi hồn vào cái bắt tay ấm áp bằng cách siết chặt, thổi hồn vào nụ cười của bạn bằng cách hãy cười bằng mắt. Hãy đem đến những tin tốt lành cho những người mà bạn sẽ gặp, vì lời nói tốt đẹp sẽ mang lại kết quả tuyệt vời.
Hãy nuôi dưỡng thái độ “bạn rất quan trọng” và giúp người khác cảm thấy họ quan trọng. Khát vọng được cảm thấy mình quan trọng là khao khát mãnh liệt sâu kín nhất của con người. Đừng gom hết vinh quang vào mình, thay vào đó, hãy đầu tư lời khen cho người khác, vì lời khen cũng như tiền bạc, có thể đầu tư và sinh lãi.
Hãy xây dựng thái độ “phải biết phục vụ”, đây là thái độ hữu ích, sẽ mang đến sự giàu có cho bạn. Phục vụ người khác trước, rồi tiền bạc sẽ tự nó đến sau. Để rèn luyện thái độ này, bạn hãy tỏ ra luôn luôn dành cho mọi người nhiều hơn điều họ mong muốn. Phục vụ là những hạt mầm, rồi bạn sẽ gặt hái được thành quả.
Chương 9 – Suy nghĩ đúng đắn về người khác
Bạn hãy hiểu rằng, sự thành công của bạn phụ thuộc vào sự ủng hộ và giúp đỡ của những người xung quanh. Vậy làm thế nào để bạn có sự ủng hộ và giúp đỡ đó? Đơn giản là bạn chỉ cần nghĩ đúng về mọi người, mọi người sẽ yêu mến và giúp đỡ bạn.
Để thành công, bạn phải lên một kế hoạch để thân thiện với mọi người. Người đóng vai trò quan trọng nhất chính là người chủ động nhất trong việc giới thiệu bản thân mình với mọi người. Chủ động làm quen và xây dựng tình bạn với họ. Nhưng đừng bao giờ mua bán tình bạn, tình bạn không phải là thứ đem đổi trác.
Không ai là người hoàn hảo cả, nên hãy thừa nhận rằng mọi người có quyền khác với bạn, bạn có quan điểm của bạn nhưng tốt hơn bạn nên giữ nó cho riêng mình. Đừng trở thành một người ham nói về bản thân. Hãy lắng nghe, lắng nghe để kết bạn và học hỏi.
Hãy suy nghĩ thật lạc quan về mọi người. Hãy tìm ra điểm tốt để yêu quý và cảm phục người khác. Khuyến khích người khác nói với bạn về quan điểm của họ, suy nghĩ của họ và thành quả của họ.
Đừng đổ lỗi cho người khác nếu bạn gặp phải một thất bại. Hãy nhớ rằng, cách bạn suy nghĩ khi gặp thất bại sẽ quyết định sau bao lâu nữa bạn mới đạt được thành công.
Chương 10 – Thói quen hành động
Chỉ có những ý tưởng tuyệt vời thôi thì chưa đủ. Vì không ai có thể đạt được điều gì nếu chỉ ngồi suy nghĩ suông. Điều quan trọng là bạn phải là một người biết hành động. Tức là những ý tưởng được theo đuổi đến cùng và biến thành hiện thực.
Để rèn thói quen hành động, bạn phải là một người chủ động. Người chủ động luôn hoàn thành những việc mà anh ta muốn hoàn thành, không chần chừ, chờ đợi. Quyết tâm hành động sẽ kích thích suy nghĩ của bạn, giúp bạn tìm ra phương cách để đạt mục tiêu.
Người chủ động không bao giờ tự chôn vùi ý tưởng của mình, mà chấp nhận hành động, sẵn sàng đón nhận những trở ngại và khó khăn trước mắt và tìm cách vượt qua khó khăn và trở ngại đó, vì chúng ta không thể mua bảo hiểm cho mọi vấn đề trong cuộc sống.
Hãy hành động để xóa bỏ nỗi sợ hãi và bồi đắp sự tự tin. Cách duy nhất để bắt đầu là “hãy bắt đầu ngay lập tức”, “việc hôm nay chớ để ngay mai”.
Chương 11 – Chuyển bại thành thắng
Những người khốn cùng trong xã hội thường có chung một điểm: họ đều thất bại một cách thảm hại, họ đều gặp phải những tình huống khó khăn và sẵn sàng đầu hàng.
Những người thành công hành động hoàn toàn khác hẳn. Khi gặp thất bại, anh ta bật dậy, ghi nhận thêm một bài học, quên đi thất bại vừa qua và tiến lên phía trước.
Khi bạn gặp một việc không như ý xảy ra, hãy thật bình tĩnh và tìm ra nguyên nhân của vấn đề, đó là cách tránh mắc hai lần cùng một lỗi. Người thất bại thật sự là người vấp ngã nhưng chẳng rút tỉa được kinh nghiệm gì từ sự vấp ngã đó.
Bạn hãy tin và luôn nhắc nhở bản thân: “Mọi việc đều có cách giải quyết”. Dòng suy nghĩ tích cực tuôn chảy sẽ giúp bạn có cách để giải quyết vấn đề.
Đừng bao giờ nghĩ và tuyên bố một việc gì đó là không thể. Khi gặp khó khăn, hãy dừng lại và bắt đầu lại từ đầu, vì chúng ta thường chú tâm quá mức vào một vấn đề trong suốt thời gian dài, nên chúng ta không thể nhìn ra cách giải quyết mới, cách tiếp cận mới.
Hãy kiên định với mục tiêu, nhưng đừng lao đầu vào ngõ cụt mà phải kết hợp sự kiên trì và thử nghiệm. Hãy thử những cách nghĩ và hành động mới. Mọi việc luôn luôn và thực sự dẫn đến bao điều tốt đẹp nếu bạn có một cái nhìn rõ ràng và lạc quan trong mọi việc.
Chương 12 – Đặt ra mục tiêu để tiến về phía trước
Mục tiêu không chỉ đơn giản là có một ước mơ, mà là một ước mơ được đưa vào thực hiện. Mục tiêu rất quan trọng đối với thành công, như không khí đối với sự sống vậy.
Không có mục tiêu, bạn chẳng khác nào đi lang thang thơ thẩn, chẳng biết mình đang đi đâu, vì thế chẳng đến được đâu cả.
Ngay bây giờ, bạn hãy xây dựng cho mình hình ảnh mà bạn muốn trở thành trong mười năm tới, nếu bạn thật sự nuôi khát vọng lớn lao. Bạn hãy tự đặt những câu hỏi cho chính mình: Tôi muốn trở thành người như thế nào? Cần phải làm gì để đạt được đúng như ước muốn?
Khi tưởng tượng ra tương lai, bạn đừng e ngại, vì lòng khao khát mãnh liệt khi được khơi dòng sẽ trở thành sức mạnh to lớn. Khi bạn bị ám ảnh bởi một mục tiêu cụ thể, bạn sẽ nhận được sức mạnh thể chất, năng lượng và lòng nhiệt huyết cần thiết để hoàn thành.
Khi bạn muốn đạt bất cứ mục tiêu nào, bạn đều cần đến phương pháp từng bước một. Một kế hoạch khôn ngoan là một kế hoạch có các mục tiêu ngắn hạn liên tiếp nhau.
Tuy nhiên, có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, làm ảnh hưởng đến mục tiêu của bạn, bạn hãy sẵn sàng chấp nhận đi đường vòng. Đi đường vòng không phải là thay đổi mục tiêu mà là đi theo một con đường khác, thực hiện theo một cách khác mà thôi.
“Lợi nhuận thành công” cuộc đời chỉ được tạo ra từ một nguồn duy nhất: đầu tư cho chính bản thân mình.
Học hành một cách nghiêm túc là cách đầu tư hiệu quả nhất. Bạn có thể thu nhận kiến thức bằng nhiều cách: học ở trường cao đẳng, đại học hay các khóa học ngắn hạn. Đánh giá kết quả học tập này chính là việc đánh giá “khả năng tư duy” của bạn.
Để rèn luyện thêm trí óc, khởi tạo ý tưởng, bạn nên tạo thói quen đọc sách, báo, tận dụng những cơ hội làm quen, tiếp cận, học tập từ những người đã thành công.
Chương 13 – Hãy suy nghĩ như một nhà lãnh đạo xuất sắc
Để đạt được thành công đỉnh cao, bạn phải có khả năng lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo và khả năng dẫn dắt mọi người luôn đi cùng với nhau.
Bốn nguyên tắc lãnh đạo được áp dụng trong mọi lĩnh vực là:
Nguyên tắc 1: Hãy trao đổi ý tưởng, suy nghĩ, quan điểm với những người bạn muốn gây ảnh hưởng.
Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để khiến những người khác làm những điều bạn muốn, nếu bạn nhìn nhận mọi thứ dưới con mắt của họ. Để làm được điều này, bạn phải hiểu và quan tâm đến mọi khía cạnh của cuộc sống của họ và hãy tự hỏi: “Nếu mình ở trong hoàn cảnh của họ, mình sẽ suy nghĩ như thế nào?”.
Nguyên tắc 2: Đâu là cách mọi người thường làm để giải quyết vấn đề này?
Hai thái độ cấm kỵ đối với người lãnh đạo là chỉ biết ra lệnh và thái độ lạnh lùng, máy móc. Những người lãnh đạo này sẽ đối xử và coi nhân viên như những cỗ máy. Mà “cỗ máy người” thì không thể có sự trung thành và chạy hết công suất được.
Cách tối ưu nhất của người lãnh đạo là đối xử với mọi người, mọi việc luôn mang tính nhân văn: Tôn trọng mọi người, có trách nhiệm bảo vệ cấp dưới, tạo dựng cảm giác an toàn cho mọi người trong công ty, đối xử với người khác như mình mong muốn đối xử, khen ngợi cấp dưới khi có cơ hội, góp ý cho nhân viên với thái độ cẩn trọng, không làm tổn thương họ hoặc làm họ xấu hổ.
Nguyên tắc 3: Luôn nghĩ đến sự tiến bộ, tin tưởng vào sự tiến bộ và thúc đẩy sự tiến bộ.
Trước hết, người lãnh đạo phải là tấm gương về suy nghĩ và hành động cho nhân viên noi theo. Bạn hãy nghĩ đến sự cải thiện. Hãy luôn nghĩ đến tiêu chuẩn cao hơn trong bất cứ việc làm gì của bạn.
Nguyên tắc 4: Ứng dụng sự kỳ diệu của suy nghĩ lớn vào những tình huống quan trọng nhất trong cuộc đời.
Bạn nên dành thời gian để tự đối thoại với bản thân mình. Việc ngồi một mình suy nghĩ sẽ mang lại những kết quả đáng kinh ngạc. Những quyết định được đưa ra trong lúc ngồi một mình suy nghĩ thường chính xác 100% theo một cách bí ẩn nào đó.
Vậy bạn hãy quy định cho mình, dành một khoảng thời gian để ngồi một mình vào sáng sớm hay tối muộn, không bị ai quấy rầy, trong trạng thái tỉnh táo để suy nghĩ về những vấn đề cá nhân hay công việc của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.