Từ xưa có sự tích nổi tiếng Khương Tử Nha ngồi câu cá bên sông Vị gặp Chu Văn Vương. Câu cá trở thành nghệ thuật tao nhã dành cho giới nho học, hiền triết và doanh nhân để tập tính điềm đạm, rèn luyện kiên nhẫn. Câu cá có rất nhiều điểm tương phùng vs triết lý kinh doanh chúng ta biết:
1. Khách hàng luôn ở khắp mọi nơi
Khi câu cá bạn ngồi câu rất lâu nhưng không có con cá nào cả. Nhiều khi chúng ta cho rằng cho hồ không nhiều cá, cá bơi đường khác rồi. Nhưng thật ra chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều cá ngoi lên mặt nước thở, thậm chí gần ngay chỗ mình câu cá.
==> Khách hàng luôn ở khắp mọi nơi cho dù đang là sản phẩm gì, sản phẩm cực kì khó bán, sản phẩm cực kì ít khách hàng, vấn đề tìm ra phương pháp tiếp cận đúng vị trí khách hàng và thu hút họ.
2. Tập trung vào tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu -- Tiền sẽ tự đến
Câu cá không phải trò chơi đúng núi này có thể trông núi nọ được. Khi ngồi câu, bạn thấy cá đớp nước bên phải thì mang cần sang phải câu, thấy cá đớp nước bên trái thì mang cần sang trái câu. Câu như vậy thì mãi mãi bạn sẽ không câu được.
Không phải vô tình các doanh nhân, bậc hiền triết coi việc câu cá là thú vui tiêu khiển vừa rèn luyện đức, vừa rèn luyện nhẫn. Bạn phải cực kì tập trung, giữ mặt nước, cần, không gây nhiễu mặt nước để cá nghĩ nơi đó là nơi an toàn, nó mới có thể từ từ đớp mồi.
VÀ đặc biệt phải tin tưởng vào những thứ ta lựa chọn: mồi câu, địa điểm, cần câu, tư thế, cách thức câu thì mới đạt được kết quả.
==> Trong kinh doanh, việc giữ tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh càng quan trọng. Đó là những điều bạn đã lựa chọn, bạn tin tưởng thì cần phải kiên trì, bền bỉ chờ đợi ngày nó mang lại kết quả. Tránh việc 1 - 2 - 3 rồi 4 - 5 tháng không có kết quả gì đã vội không tin tưởng vào bản thân, vào phương pháp đã lựa chọn.
3. Thành hay bại là ở phương pháp và sự thay đổi đúng lúc.
Lật lại vấn đề ở ý thứ 2, ta thấy câu cá không đơn thuần bạn ngồi yên, tin tưởng thì đạt kết quả. Điều quan trọng bạn cũng cần xem xét, mồi câu đủ hấp dẫn chưa, địa điểm bạn câu là địa điểm có cá hay không, vị trí bạn chọn có quá gần bờ không để cá không bơi lại, thời điểm bạn chọn có phải lúc trời sáng chói quá, cá sẽ thấy mồi câu không, phương pháp câu bạn đúng không?
Kiên trì nhưng đi kèm đó là sự suy tính. Ngồi câu rất lâu, 1,2,3 tiếng nhưng không đc con cá nào. Đó chính là thời điểm để bạn xem xét lại yếu tố trên đã thỏa mãn chưa, cần thay đổi phương pháp không?
==> Kiên trì quá sẽ trở nên mù quáng, giống như thiêu thân đâm đầu vào bóng đèn nhưng chẳng được gì. Kiên trì kèm theo kế hoạch ĐO LƯỜNG - một kế hoạch khi đến thời điểm đó thì chúng ta dừng lại, xem xét thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và THAY ĐỔI KẾ HOẠCH.
Đa phần ai ai cũng biết lập kế hoạch nhưng không phải ai cũng tồn tại một kế hoạch đo lường phù hợp cho mục tiêu của mình, để biết phương pháp ta áp dụng có hiệu quả không? Để biết khi nào là thời điểm tốt nhất để ta đổi phương pháp? Để biết phương pháp ta làm hiệu quả tuy không mang lại kết quả mong muốn nhưng có tác động gì không?
Chi tiết hơn về cách xây dựng kế hoạch, mình sẽ viết một bài khác về thuật xây dựng kế hoạch. Nếu các bạn hứng thú có thể cmt phía dưới ủng hộ.
4. Cạnh tranh hay là chết
Trong khi mình câu cá, có một người bạn vì tức giận ngồi lâu quá chưa câu được định bỏ về nên chọi đá vào chỗ mình câu khiến cá sợ hãi để mình cũng không câu được và bỏ về cùng.
Trong kinh doanh, việc này tương tự như cạnh tranh vậy. Cạnh tranh là quy luật tất yếu để phát triển. Nhưng nếu ai ai cũng chỉ tập trung mãi vào cạnh tranh, hay tìm cách hại đối thủ để đưa mình lên thì giống như hại người, hại mình. KH sẽ bỏ bạn đi cũng giống như chú cá kia. Điều quan trọng để cạnh tranh tốt là tập trung vào đúng phân khúc KH của mình, không ngừng hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ đi kèm hướng tới tốt nhất, tiện lợi nhất, dễ sử dụng nhất.
5. Friendzone của cá
Câu cá tuy bạn có mồi câu rất hấp dẫn nhưng cũng rất dễ gặp trường hợp cá cắn mồi nhưng không cắn câu.
Và chuyện này trong kinh doanh, đặc biệt bán hàng thì không thiếu phần xuất hiện. KH chú ý tới sản phẩm, chú ý tới dịch vụ, KH thích nhưng KH lại không mua. Chuyện này còn thú vị hơn khi trong tình yêu, đặc biệt với con gái, cảm thấy thích chàng trai đó, nhận quan tâm từ họ nhưng chàng trai tỏ tình là không đồng ý - 1 dạng gần với friendzone.
Lỗi của vấn đề này đa số ở khâu chốt sale. Sale người ta cảm thấy thú vị, hứng thú, chết đuối vớ cọc rất hay nhưng lại không tìm cách để KH phải ra quyết định ngay lập tức. Một số cách đơn giản mà nhiều dân sale vẫn dùng như: Tạo tâm thế cấp bách, gấp rút: chỉ khuyến mãi 20 người đầu tiên, limited,..., so sánh tương đương với sản phẩm khác, so sánh với lợi ích từ việc sử dụng nhiều năm,...
Trong tình yêu, nếu rơi friendzone thì cũng do người đàn ông không hiểu tâm lý phụ nữ ( tâm lý KH ) và không hiểu về sale. Để thoát khỏi điều đó thì trong sale có một kỹ thuật mình hay gọi là kỹ thuật kéo đẩy, hay vờn KH. Lúc kéo KH, lúc đẩy KH ra để chốt. Kỹ thuật này cũng tương tự như Thiên thần và ác quỷ trong đàm phán, thương thuyết, chỉ là bạn một lúc đảm nhiệm 2 vai trò.
Nếu bạn nào hứng thú về sale, lại đang ở khu vực friendzone, bài viết tiếp theo của mình sẽ viết về chủ đề: Mối quan hệ giữa bán hàng và tình yêu. Các bạn chú ý đón đọc.
Câu cá nó có cái thú của nó, vừa là trò chơi, vừa là thử thách bản thân. Nếu ai chưa câu cá lần nào, nên thử để hiểu được cái thú của đời, cái thú của người xưa, cái thú của những bậc hiền triết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.