31.12.19

Vừa vào làm việc, nhờ bí quyết này mà anh sinh viên mới ra trường đã được thăng chức và ngợi ca là ‘thiên tài’, lương nghìn đô 1 tháng!

"Tôi đã cố gắng hết sức mình chưa?" "Tình trạng hiện thời đã là lý tưởng hay chưa?" "Ta có thể làm được sản phẩm tốt hơn hay không?" "Không có phương pháp nào tốt hơn hay sao?" Huyền thoại kinh doanh Hàn Quốc Kim Woo Choong cho rằng những câu hỏi thăm dò ấy sẽ kích thích khả năng sáng tạo tiềm ẩn của mọi người…
Hình ảnh có liên quan
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Daewoo Kim Woo Choong từng được coi là huyền thoại kinh doanh tại Hàn Quốc, dù sau này tập đoàn đã phá sản sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, bản thân ông cũng chịu án phạt và ngồi tù một năm rưỡi. Nhưng những bài học ông để lại vẫn là nguồn cảm hứng cho nhiều người, dù là giới doanh nhân hay các bạn trẻ.
Trong cuốn hồi ký của mình, ông đã kể lại câu chuyện chàng sinh viên mới ra trường Kim Woo Choong đã được ngợi ca là "thiên tài" chỉ sau 1 tháng làm việc như thế nào.
Lần đầu tiên đi làm sau khi tốt nghiệp Đại học, ông Kim chịu trách nhiệm giao dịch với ngân hàng cho một công ty mới Hasong Industnal. Công việc khá đơn giản: Nộp chứng từ của công ty cho ngân hàng và sẽ nhận để trình cấp trên duyệt hoặc bị từ chối. Nếu giấy tờ bị từ chối, công ty sẽ chỉnh lại những thay đổi cần thiết và anh sinh viên mới ra trường này chỉ phải nộp lại cho ngân hàng.
Người giữ vị trí này trước ông Kim phải rất vất vả với công việc. Anh ta mất phần lớn thời gian đi đi lại lại công ty và ngân hàng, và nếu chứng từ bị từ chối thì còn mất nhiều thời gian hơn nữa.
"Ngay sau khi nhận việc, tôi chú ý quan sát mọi tiến trình để tìm hiểu ra vấn đề", ông Kim cho biết trong cuốn hồi ký.
Ông quyết định bước thứ nhất là phải có quan hệ tốt với mấy cô làm việc tại ngân hàng phụ trách việc nhận chứng từ. Họ là người quyết định xem giấy tờ có được nhận để trình cho cấp trên xét duyệt hay không. Nếu lỡ có sai sót nho nhỏ thì họ sẽ sửa lại trình giấy tờ.
Nhưng dĩ nhiên cũng có vấn đề cạnh tranh. Rất nhiều công ty đều trình chứng từ tương tự và nếu bộ chứng từ của bạn ở vị trí càng thấp trong chồng giấy tờ thì bạn phải chờ lâu hơn để được xét duyệt.
Vào lúc ấy công ty ông làm có gian hàng chất đầy vải áo nhập từ Ý mà không bán được và người phụ trách lại không lưu tâm tới tình trạng này.
"Tôi đặt 2 việc lại với nhau. Vải áo phải để nằm ườn ra đấy, và mấy cô gái ở ngân hàng có thể sẽ thích vải. Tôi hình dung ra là nếu bán vải rẻ cho mấy cô gái thì tôi sẽ làm lợi cho công ty về nhiều mặt".
"Mỗi ngày số vải nằm trong nhà kho thì công ty không những mất nguồn lợi nhuận mà còn mất cả tiền lãi tính trên lợi nhuận", ông Kim nghĩ.
Các cô bé ở ngân hàng đều thích vải, ông mời họ giới thiệu cả bạn bè tới mua. Họ rất thích vải mới với giá rẻ. Cùng lúc đó, chính ông cũng giải toả được kho hàng cho công ty.
Từ đó trở đi giấy tờ mà ông mang đến ngân hàng được mấy cô gái dành cho ưu tiên hàng đầu.
Vấn đề thứ hai là ông vẫn phải bận bịu với quá nhiều công việc giấy tờ mà ông nghĩ là có thể giảm xuống phân nửa.
"Điều này cũng dễ làm hơn tôi nghĩ, cũng ít loại chừng từ thôi và chỉ có một vài con số là thay đổi. Còn những cái khác đều cố định như tên công ty, dấu đóng của người xin người nhận v.v... Vì vậy mỗi khi có thời gian rảnh tôi làm sẵn thật nhiều bộ chứng từ".
"Sau đó tất cả những gì của công ty phải làm và điền vào những con số và ngày tháng", ông kể lại.
Mọi việc đã được cải tiến, nhưng vẫn còn một vấn đề: Ông phải đi tới ngân hàng vài lần mỗi ngày.
Bằng cách thăm dò, ông biết được là mỗi ngày chỉ có hai đợt trình ký, một đợt vào buổi sáng và một đợt vào buổi chiều. Người làm việc trước ông lại không chịu để ý một điều rất quan trọng: Đó là chứng từ nộp vào buổi sáng sẽ được duyệt vào buổi chiều và chứng từ nộp vào buổi chiều sẽ được duyệt vào buổi sáng hôm sau.
Vì không biết điều này nên anh ta đã mất cả ngày chạy lên chạy xuống ngân hàng, mỗi lần đều phải mang theo bộ chứng từ khác nhau. Anh ta chỉ làm những gì mà những người làm trước đó hoặc cấp trên bảo và không bao giờ nghĩ đến việc sáng tạo để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và ngay cả giầy của mình nữa.
"Chỉ một tháng sau khi vào làm tôi được thăng chức và được ca ngợi kiểu giống như "thiên tàỉ". Vào lúc ấy, thăng chức được coi như là một kỳ công thực sự cho một nhân viên mới. Nhưng sự thành công trong lần đầu tiên ra đời cũng chỉ nhờ vào khả năng quan sát mọi vấn đề để chỉ hiểu tình hình hiện thời", ông Kim kể.
Sáng kiến không phải là cái gì đó chỉ được áp dụng trong kinh doanh. Có thể áp dụng vào học tập và mọi khía cạnh khác của cuộc sống. Nếu có môn học nào đó bạn không thích ở trường thì vấn đề không phải là môn học đó mà có thể là cách bạn tiếp cận. Và bất kể là vấn đề gì đi nữa thì luôn luôn có giải pháp.
Theo Tri Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.