30.12.19

CHIẾN THUẬT “GIỮ CHÂN” NHÂN TÀI NHÀ LÃNH ĐẠO PHẢI KHẮC CỐT GHI TÂM

Tìm được nhân viên giỏi phù hợp với doanh nghiệp đã khó, việc giữ chân nhân tài lại càng khó hơn. Những chiến thuật “giữ chân” nhân tài được tổng hợp dưới đây sẽ giúp các nhà lãnh đạo tránh việc nhân tài muốn "dứt áo ra đi”.
Hình ảnh có liên quan

1. Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp
 

Theo cuộc khảo sát mới nhất về người lao động cho biết, 3 lý do lớn nhất khiến họ chuyển việc đó là: không có lộ trình thăng tiến rõ ràng, không có môi trường để phát triển, không được đào tạo đúng cách.
Dẫn lời của  tổ chức tư vấn đào tạo hàng đầu của nước Mỹ Franklin Covey: “Nếu chiến lược được ví như Hạt thì văn hoá sẽ được xem là Đất. Nếu Đất không tốt thì dù cố gắng mấy Hạt cũng không thể nảy mầm và lớn mạnh được”. Doanh nghiệp có phát triển bền vững hay không phụ thuộc vào văn hóa đào tạo, học tập của chính doanh nghiệp đó.
Chính vì vậy, chiến thuật “giữ chân” nhân tài sẽ tập trung vào văn hóa doanh nghiệp. Người tạo ra văn hóa này không ai khác là cấp lãnh đạo – người luôn đi đầu đổi mới và thay đổi trước. Lãnh đạo được ví như những người thầy tạo dựng môi trường, chính sách, văn hóa để nhân sự học tập, phát triển từ bên trong.
Muốn làm được điều đó, lãnh đạo phải là người có tầm nhìn, có khả năng điều hành giỏi và luôn học hỏi, phát triển bản thân không ngừng. Khi tạo dựng được văn hóa doanh nghiệp cùng với sự cam kết và cống hiến của nhân viên, doanh nghiệp chắc chắn sẽ có những nhân tài cho sự phát triển bền vững cũng như sự mở rộng liên tục của doanh nghiệp.

2. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
 

Muốn “giữ chân” nhân tài hãy để họ trong môi trường cạnh tranh với những người cũng giỏi như họ để thúc đẩy sự cố gắng. Dễ hiểu rằng, xung quanh một nhân viên giỏi không có đối thủ “cạnh tranh”. Họ sẽ cảm thấy không có động lực để cố gắng, không có điều kiện để học hỏi, phát triển và năng lực cũng dần bị “thui chột”. Do đó, họ sẽ buộc phải tìm kiếm môi trường làm việc khác tiềm năng hơn.

3. Có chế độ phúc lợi xứng đáng
 

Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, việc tiếp cận và quá tải thông tin khiến không ít nhân sự doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây căng thẳng về thể chất, cảm xúc và xã hội. Nhìn vào thực tế, nhân viên hoạt động hiệu quả và có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp khi họ có một sức khỏe tốt và tâm lý làm việc thoải mái.
Tony-Dzung-chien-thuat-“giu-chan”-nhan-tai-nha-lanh-dao-phai-khac-cot-ghi-tam
Do vậy, chú ý đầu tư phúc lợi cho nhân viên là một trong những chiến lược “giữ chân” nhân tài được nhiều nhà lãnh đạo chú ý. Vào năm 2019, các doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều hơn vào các chương trình phúc lợi bao gồm: quản lý tài chính, sức khỏe tinh thần, điều chỉnh chế độ ăn uống và hoạt động thể thao của nhân viên. Từ chính sách phúc lợi sẽ thúc đẩy văn hóa nơi làm việc lành mạnh và gắn kết nhân viên với doanh nghiệp lâu dài.

4. Tạo sự gắn kết giữa nhân viên và sếp
 

Các doanh nghiệp vẫn nghĩ, việc gắn kết nhân viên là nhiệm vụ trách nhiệm của bộ phận nhân sự. Chính vì vậy, nhân viên và sếp luôn có một ranh giới, khoảng cách với nhau. Sếp không thể hiểu nhân viên của mình đang nghĩ gì, đang gặp phải vấn đề gì để giúp đỡ khắc phục. Nhân viên cũng không dám gần sếp để trao đổi những khó khăn, khúc mắc trong công việc đang gặp phải.
Doanh nghiệp có thể học tập theo chiến lược quản lý nhân sự của Google - “Tiếp thu mọi ý kiến và coi trọng nhân viên.” Làm việc tại Tập đoàn này, tất cả nhân viên đều có thể gửi mail cho ban quản trị. Một cuộc họp được diễn ra thứ 6 hàng tuần mang tên “ ơn chúa thứ 6 rồi” là một trong những sự kiện quan trọng nhất. Trong cuộc họp này, người đứng đầu hệ thống sẽ trao đổi với tất cả nhân viên các vấn đề trong tuần xảy ra ở công ty. Đặc biệt, nhân viên được  khuyến khích trao đổi bất kỳ vấn đề gì mà họ quan tâm. Đây cũng là chiến lược “giữ chân” nhân tài của tập đoàn nổi tiếng thế giới Google.
Ông Laszlo Bock, Phó Chủ tịch phụ trách mảng hoạt động nhân viên của Google đã  nói rằng:
“Khi thực hiện chiến lược quản trị như thế, nhân viên sẽ biết bản thân được tự do trong một chừng mực nhất định và có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn trong khuôn khổ đó. Nếu một người quản lý kìm kẹp, can thiệp sâu và nhúng tay vào quá nhiều việc, cấp dưới sẽ chẳng biết đường nào mà lần. Khi ấy, phần lớn trường hợp nhân viên sẽ không biết điều gì nên hay không nên làm, dần dà dẫn tới sự bức bách và bó hẹp trong môi trường làm việc.”
Khoảng cách giữa nhân viên và sếp được thu ngắn lại khiến nhân viên thoải mái, an tâm hơn khi làm việc. Từ đó, họ muốn phát triển hết khả năng, năng lực của mình để gắn bó lâu dài với công ty.

5. Ghi nhận thành quả lao động của nhân viên
 

Hãy đánh giá khả năng làm việc của mỗi nhân viên rõ ràng, cụ thể và ghi nhận những kết quả họ đã đạt được trong quá trình làm việc. Làm được điều đó, họ sẽ cảm thấy họ đang được tôn trọng và muốn gắn bó lâu dài với công ty. Mỗi nhân viên đều có những thói quen, sở thích và  cá tính khác nhau nên lãnh đạo cũng cần có những hình thức khen thưởng, khuyến khích khác nhau để công nhận thành quả lao động của họ.
Tony-Dzung-chien-thuat-“giu-chan”-nhan-tai-nha-lanh-dao-phai-khac-cot-ghi-tam

6. Có lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên
 

Không có một nhân viên nào dù bình thường hay giỏi muốn gắn bó lâu dài tại doanh nghiệp mà cứ giậm chân tại chỗ, không có cơ hội để thăng tiến. Nhân viên sẽ cảm thấy những cố gắng, thành tích mình đạt được là vô nghĩa. Muốn “giữ chân” nhân tài ngoài việc cho họ cơ hội học tập, phát triển nhà lãnh đạo còn phải đưa ra một lộ trình thăng tiến rõ ràng để thúc đẩy nhân viên.
Đằng sau những chiến lược lâu dài của doanh nghiệp, nhân viên cần phải được biết trong tương lai họ sẽ trở thành ai, con đường tương lai họ đi sẽ như thế nào. Đặc biệt, những nhân viên giỏi họ càng có tố chất cầu tiến. Họ sẽ không chấp nhận ở lại tại môi trường mà mãi mãi họ chỉ như ngày hôm qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.